CHƯƠNG 3
Perestroika giai đoạn I: 1985-1987
G
orbachev sử dụng thuật ngữ “cải tổ” lần đầu tiên vào tháng 3/1984 khi
phát biểu trước hội nghị về tổ hợp công nông nghiệp và nói rõ thêm tại một
hội nghị về hệ tư tưởng tháng 12/1984. Cuộc hội nghị sau có lẽ để nhấn
mạnh vai trò của Gorbachev là vị bí thư thứ hai và cho phép ông nắm được
vị thế cao trong công cuộc cải cách. Điều này cũng có nghĩa là ông có thể
nói chuyện với giới quan chức của Đảng vượt mặt các vị thủ trưởng cầm
quyền lão thành ở Moskva. Như trước đây, Gorbachev sẵn sàng liều lĩnh.
(Chernenko đã đề nghị với Gorbachev ngay trước khi khai mạc hội nghị là
nên dẹp việc này đi).
Một nhóm trợ lý bắt đầu phác thảo kế hoạch mùa thu tại một biệt thự ở
ngoại ô; trong đó có Aleksandr Yakovlev vừa trở về Moskva năm 1983 và
trở thành Viện trưởng Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ quốc tế (IMEMO)
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Vadim Medvedev, Trưởng ban
Giáo dục và Khoa học thuộc Ban Bí thư và Valery Boldin. Các phụ tá này
thừa nhận kỷ nguyên dư thừa trong nền kinh tế Liên bang đã qua. Giờ đây
Liên bang đang phải đối mặt với sự khan hiếm lao động, nguồn nguyên liệu
thô và đất nông nghiệp. Giai đoạn tăng trưởng mở rộng hầu như không còn
nữa, muốn đạt được các thành quả kinh tế phải dựa vào sự phát triển về
chiều sâu và tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có. Nguồn lực chủ
yếu hiện nay là nguồn lao động. Ý tưởng cải cách hay cơ cấu lại nền kinh tế
bắt nguồn từ việc so sánh giữa hai nền kinh tế lớn: kinh tế của Liên bang
Xô viết với nền kinh tế Hoa Kỳ. Người Nga thường phải rượt đuổi người
Mỹ và người Nga đã vạch ra các mục tiêu về số lượng, còn người Mỹ thì
luôn thay đổi phương thức để đạt mục đích. Mỹ cùng các nền kinh tế thị
trường phát triển bắt đầu nhập khẩu dầu mỏ, than đá, các nguyên liệu thô