trị bằng cách đề nghị bổ nhiệm Ligachev và Ryzhkov làm ủy viên chính
thức (không cần trải qua thời kỳ dự bị thông thường) và đề nghị phê chuẩn
Chebrikov làm ủy viên chính thức. Viktor Nikonov kế nhiệm Gorbachev
làm Bí thư chuyên trách nông nghiệp trong Ban Chấp hành Trung ương
nhưng không được đề cử vào Bộ Chính trị. Gorbachev nói rõ Ligachev là
Bí thứ thứ hai mới và sẽ lãnh đạo Ban Bí thư. Ngày 1/7, tại một phiên họp
toàn thể khác của Ban Chấp hành Trung ương, Grigory Romanov, người có
thái độ thù địch với Gorbachev, buộc phải rời khỏi Bộ Chính trị và Ban Bí
thư. Eduard Shevardnadze, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Gruzia, thân tín
lâu năm của Gorbachev
và là ủy viên dự khuyết đã trở thành ủy viên chính
thức của Bộ Chính trị. Hai bí thư mới trong Ban Chấp hành Trung ương
Đảng được bầu: Lev Zaikov thay Romanov và Boris Yeltsin phụ trách xây
dựng. Ngày 2/7, Andrei Gromyko, phụ trách vấn đề đối ngoại, được bổ
nhiệm làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao và Shevardnadze trở
thành Ngoại trưởng. Shevardnadze rất ngạc nhiên với việc bổ nhiệm này và
ông trình bày với Gorbachev là ông kinh nghiệm và không có khả năng đảm
trách công tác đối ngoại. Tuy nhiên, ông luôn nhất trí với quan điểm cũng
như cách nhìn nhận thế giới của Gorbachev, điều luôn được đánh giá cao
hơn chuyên môn ngoại giao.
Ban Đối ngoại rất sửng sốt với sự bổ nhiệm này và Gromyko cũng thật
sự bị sốc vì ông luôn cho rằng Georgy Kornienko hay Anatoly Dobrynin sẽ
là người kế nhiệm. Cả hai nhân vật này đều không ngớt lời chỉ trích Ngoại
trưởng mới, cho rằng đó là người không có chuyên môn ngoại giao. Khi
Ngoại trưởng Mỹ George Shultz yêu cầu Dobrynin mô tả về ngoại trưởng
mới, vị đại sứ của Điện Kremlin miêu tả Ngoại trưởng Shevardnadze là
“một người quê đặc”. Shevardnadze luôn giữ phụ tá ngoại giao Kornienko
bên mình và làm theo những gì Kornienko nói cho đến tận năm 1986. Về
sau, thái độ chống Mỹ của Kornienko dần hình thành và ông bị Phó chủ tịch
Dobrynin buộc rời khỏi Ban Quốc tế.