thuẫn hay mâu thuẫn không đối kháng mới có thể tồn tại. Các mâu thuẫn là
những thiếu sót trên bề nổi của chủ nghĩa xã hội và có thể được khắc phục
nhanh chóng nhưng mâu thuẫn đối kháng thì sẽ khiến xã hội căng thẳng và
thậm chí có thể dẫn tới một tình thế cách mạng. Andropov − Tổng Bí thư
năm 1983, thừa nhận có tồn tại mâu thuẫn trong chế độ chủ nghĩa xã hội
nhưng lại không đề cập liệu nó có phải là loại mâu thuẫn đối kháng hay
không. Chernenko thẳng thắn phủ nhận rằng dưới chế độ chủ nghĩa xã hội
không bao giờ có mâu thuẫn đối kháng. Trong bài phát biểu tháng 12/1984,
Gorbachev tuyên bố: “Dưới thời kỳ chủ nghĩa xã hội, không tồn tại mâu
thuẫn đối kháng”.
• Người ta cho rằng sự phản đối perestroika chỉ đến từ một số thành
viên trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng, những người thường đặt lợi ích
riêng lên trên lợi ích chung. Giới lãnh đạo thời Gorbachev chấp nhận những
người còn sót lại của tư tưởng bảo thủ trong một số bộ phận nhân dân. Tuy
nhiên, họ tin rằng sự gắn kết giữa các lợi ích trong cải cách, thuyết phục và
tuyên truyền giáo dục cũng sẽ giúp khắc phục được những trở ngại đó.
• Cải tổ giống như tập trung huy động mọi nguồn lực, gợi cho người ta
nhớ tới các chiến dịch của những năm 1930. Điều này hàm ý mọi người
cùng nhau chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ với nhau.
• Tin rằng mọi người dân đều chấp nhận nhu cầu cải cách và bản chất
của nó đã khiến giới lãnh đạo tự dối mình để tin rằng cải cách có thể nhanh
chóng đạt được và giải quyết được hết thảy mọi vấn đề đang nổi cộm trong
nhiều năm qua của đất nước.
• Điều này dẫn tới niềm tin là vẫn có thể đồng thời đạt được các mục
tiêu trái ngược nhau. Một ví dụ điển hình là chiến dịch chống uống rượu
mạnh có thể giải quyết nạn say rượu
nhanh chóng nhưng lại dẫn đến việc
mất nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước ở tại thời điểm đang cần một
khoản đầu tư lớn hơn cho khu vực chế tạo máy. Gorbachev phát động chiến
dịch này vào tháng 5/1985 và ông đơn thuần cho rằng nếu không sản xuất