rượu thì người dân sẽ không uống rượu nữa. Theo Nikolai Ryzhkov, lượng
vodka được chưng cất giảm đến 50% trong mỗi năm, lượng rượu nho và bia
giảm đến hai phần ba. Người uống rượu lại nhờ đến thuốc đánh răng, xi
đánh giày hay rượu lậu. Ryzhkov ước tính ngân sách trong ba năm (1986
1988) thiệt hại 67 tỷ rúp (tương đương 100 tỷ đôla Mỹ với tỷ giá hối đoái
chính thức lúc đó) thu nhập hàng năm từ thuế của nhà nước và cùng một lúc
sa vào tình trạng khan hiếm nghiêm trọng. Khan hiếm rượu mạnh là nguyên
nhân làm gia tăng nhóm tội phạm có tổ chức. Chiến dịch chống uống rượu
bị bãi bỏ năm 1988 nhưng thiệt hại do nó tạo ra thì vẫn còn mãi về sau.
• Các nhà kinh tế không bình luận những mâu thuẫn trong các mục tiêu
của chính sách cải cách. Tăng tốc nghĩa là tập trung mọi nguồn lực cho khu
vực chế tạo máy và cùng lúc đó người ta hy vọng mức sống nhân dân được
tăng lên đáng kể. Điều khác thường là lúc ấy không một ai vạch ra được
những mâu thuẫn này.
• Lao động cá thể và tập thể đều được công nhận là hợp pháp trong
suốt giai đoạn đầu của cải cách. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chóp bu trong
Đảng đều ra sức phản đối tự do giá cả − tình trạng phổ biến trong các hợp
tác xã và trong hoạt động tư nhân, và mong muốn kiểm soát được hoạt động
này. Sự phản đối của các tổ chức Đảng lên đến cực điểm trong chiến dịch
1986-1987 chống “nguồn thu nhập không do lao động” của các viên chức
trong Đảng. Các nhà chức trách địa phương chớp thời cơ cản trở việc
chuyên chở hàng hóa hợp pháp đến các chợ nông trang ở một số nơi. Người
ta đã sử dụng “búa rìu và máy ủi” để phá sạch các vườn rau vụ sớm trong
nhà kính và màng nilon.
• Bản thân giới lãnh đạo tin vào quyền lực tuyệt đối của họ và họ có
thể đạt được mọi mục tiêu mong muốn.
• Perestroika giai đoạn I cho rằng nền kinh tế không ở trong tình trạng
khủng hoảng. Các biện pháp mới đề ra là nhằm cải thiện hệ thống kinh tế
hiện có. Mặc dù Đảng đã tránh sử dụng từ “kinh tế thị trường”, nhưng các