chính thức của phiên họp toàn thể Ban Chấp hành Trung ương tháng
10/1988 mãi đến tháng 2/1989 mới được công bố.
Còn rất khó hiểu khi tại sao Gorbachev biểu hiện một thái độ vô cùng
phẫn nộ trong phiên họp này. Yeltsin chỉ chất vấn ông về tốc độ cải cách và
vai trò của Ban Bí thư. Các bài tường thuật không chính thức của phiên họp
được ấn hành sau đó, có cả bài Yeltsin, lên tiếng chỉ trích vai trò của Raisa.
Tuy nhiên, trong các bài viết được đăng chính thức không đề cập đến những
thắc mắc của Yeltsin về Raisa. Gorbachev lẽ ra nên cứu Yeltsin, nếu như
ông muốn. Ông có thể tuyên bố rằng cần nhiều thời gian hơn để xem xét
quan điểm của Yeltsin và chuyển quyết định sang một ngày khác. Một sự lý
giải khác có thể nghĩ ra. Gorbachev vô cùng tức giận trước vai trò nổi bật
của Yeltsin, như một nhà hùng biện, đã tạo được danh tiếng cho chính bản
thân mình. Yeltsin là nhân vật cạnh tranh trực tiếp chức vị Tổng Bí thư ở
thủ đô. Nếu Moskva là một sân khấu, Mikhail Sergeevich muốn mình là
nhân vật chính, nổi bật trên sân khấu ấy. Có phải chính sự tự kiêu tự phụ đã
bít mắt Gorbachev, không cho phép ông nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò
của Yeltsin trong việc triển khai công cuộc cải cách chăng? Với việc đày
biệt xứ Yeltsin, Gorbachev đã biến ông ta thành kẻ thù chính trị vào thời
điểm khi cuộc đấu tranh chính trị cho công cuộc cải cách mới dấy lên. Đây
chính là một sai lầm định mệnh, một sai lầm chết người của ông.
CÁC VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Lenin nhận thấy chính sách dân tộc là chìa khóa của sự thành công
năm 1917. Ông cam kết mô hình nhà nước liên bang là nhân tố nhân
nhượng quan trọng đối với các dân tộc không phải Nga. Andropov cảnh báo
cần chống lại tư tưởng nước lớn Đại Nga và kêu gọi người Nga thận trọng
với tình cảm của các dân tộc không phải Nga. Tuy vậy, Moskva vẫn hùng
hồn tuyên bố vấn đề dân tộc đã hoàn toàn được giải quyết. Tất nhiên đó là
theo quan điểm người Nga. Các dân tộc không phải Nga thì nghĩ khác. Do
vậy, Gorbachev tin rằng các mối quan hệ giữa các dân tộc không còn là vấn