Liên Xô là một cường quốc duy nhất đang nổi không nhờ vào các cuộc
chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ và khẳng định địa vị của mình.
Ngược lại, thay vào đó, Nga bị Đức Quốc xã tấn công năm 1941 nhưng sau
đó Liên Xô đã tấn công lực lượng phát xít đến tận Berlin, giành lấy vị thế
của mình là cường quốc quân sự hàng đầu ở Châu Âu năm 1945. Những
năm 1970 chứng kiến sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Phi và các
khu vực khác thuộc thế giới thứ ba. Tuy nhiên, quốc gia này đã vượt quá
giới hạn cho phép khi mang quân tiến vào Afghanistan năm 1979. Trong
tiến trình mở rộng khu vực ảnh hưởng, Liên Xô đã trở thành một cường
quốc nhưng phải trả giá về kinh tế. Rõ ràng, giá phải trả là quá nặng khi nền
kinh tế trong nước đang trên đà suy thoái vào nửa cuối những năm 1970.
Tất cả các cường quốc đều bành trướng nhưng sau đó bắt đầu co cụm và thu
hẹp dần.
Gorbachev cho rằng Liên bang Xô viết đi quá giới hạn, mở rộng quá
mức và điều đó khiến đất nước không còn là đối thủ nặng ký trước Mỹ trên
con đường đấu tranh giành vị trí tối cao trên bản đồ chính trị thế giới. Mục
tiêu đầu tiên của ông là làm dịu đi các cuộc chạy đua vũ trang và tiến tới cắt
giảm vũ khí. Chính sách đối ngoại dưới thời Gorbachev là chính sách của
một đế chế đang trên đà suy yếu. Nó mang tính phòng thủ và do vậy, nó sẵn
sàng từ bỏ những vị thế giành được trước đây. Về mặt ý niệm, Gorbachev
thực hiện chính sách đối ngoại dễ dàng hơn nhiều so với các chính sách đối
nội. Ông chủ trương chính sách đối ngoại hướng về phía tây và như vậy rất
dễ nhận ra Liên Xô phải làm gì. Kỹ năng này gồm chuyển đổi các mục tiêu
trong chính sách đối ngoại mà không gây ra phản ứng mạnh mẽ trong và
ngoài nước, Moskva đang nhượng bộ Washington. Mục tiêu của ông là
giành được cái giá cao nhất mà người Mỹ chịu trả cho việc chấm dứt Chiến
tranh Lạnh và chạy đua vũ trang.
Một cuộc Chiến tranh Lạnh mới bùng lên năm 1983 và 1984 khi khối
NATO tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh triển khai hệ thống Pershing II và các tên
lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp ở Tây Âu nếu Liên Xô không chịu rút