ngũ và trốn quân dịch ở những khu vực khác nhau luôn tồn tại song hành
với những khu vực tuân thủ nghiêm ngặt. Tình trạng này diễn ra nghiêm
trọng nhất tại các tỉnh phía tây, ở trung tâm Massif và ở các khu hành chính
phía Bắc giáp biên giới Bỉ và ở vùng Tây- Nam, đặc biệt là Aquitaine.
Ngược lại, vùng đồng bằng phía đông và Paris là hình mẫu về sự tuân thủ,
lòng yêu nước và sự nhiệt tình cống hiến.
Mỉa mai thay, như Woloch và Forrest đã nhận xét, thể chế Napoleon đã
giành thắng lợi trong cuộc chiến áp đặt chế độ tuyển quân bắt buộc vào
những năm tháng cuối cùng. Trong khi biện pháp phạt hay động thái hòa
giải như ân xá, tha tội chưa đủ, sự nghiêm khắc của đội quân cơ động bắt
đầu phát huy tác dụng trong việc giải quyết tình trạng trốn quân dịch. Trong
khi vấn đề đào ngũ làm đau đầu chính quyền quân sự, đặc biệt trong giai
đoạn 1810-1811, thì tình trạng trốn quân dịch lại giảm và tiếp tục giảm
trong nhiều năm. Điều này lý giải chế độ tuyển quân hàng loạt của
Napoleon trong những năm cuối đế chế hiệu quả như thế nào nếu so sánh
với quy mô của những năm trước đó. Woloch mô tả năm 1811 như một vụ
mùa bội thu của chế độ tuyển quân bắt buộc. Chỉ trong ba năm, số lượng
quân tuyển được đã bù đắp cho con số đào ngũ. Nhưng sau đó, lời kêu gọi
khẩn cấp 300 nghìn lính vào tháng 11/1813 đã bị phản ứng dữ dội, khi
những thất bại của Pháp kéo theo lượng binh sĩ tử vong lớn và toàn bộ hệ
thống tuyển quân bắt buộc sụp đổ.
Nếu nhìn tổng thể vào chế độ tuyển quân, tình trạng đào ngũ và trốn quân
dịch dưới thời Napoleon, người ta có thể có được những kết luận thống kê
tương đối chính xác. Theo nhà sử học Arnold, tổng số quân chính thức
được tuyển mộ cho quân đội Pháp trong thời kỳ Tổng tài và Đế chế là 2,6
triệu người. Theo tính toán của Gunther, con số này chiếm 7% tổng dân số
“nước Pháp cũ”. Con số này sẽ giảm nếu xét đến cả số lượng lớn lính bị kỷ
luật. Khó có thể tính toán chính xác tổng số lính đào ngũ và trốn quân dịch
trong giai đoạn này. Tuy thế, theo Arnold, trong giai đoạn 1800-1815, con