số đào ngũ có thể lên tới một triệu người, chiếm khoảng 1/5 tổng số quân
huy động.
“Người đàn ông như tôi không dành nhiều thương xót cho cái chết của một
triệu thanh niên” – Napoleon đã nói như vậy trong bức thư gửi Metternich
năm 1813. Khi viết ra những lời di chúc lạnh lùng ấy, ông không hề biết
con số đó đã rất gần với sự thật. Vì những ước tính về con số thương vong
của quân đội Pháp rất khác nhau, sau khi đã nghiên cứu chi tiết, cuối cùng
người ta đi đến sự nhất trí dựa trên những thống kê của Jacques
Houdaille(29). Theo ước tính của ông, trong 18 khu hành chính vẫn thuộc
về Pháp sau thỏa thuận hòa bình năm 1815, con số thương vong là 1,4 triệu
lính (chỉ tính trên đất liền, giai đoạn 1792-1814), trong đó khoảng 500
nghìn lính tử vong trong thời kỳ chiến tranh Cách mạng và 916 nghìn lính
hy sinh trong thời kỳ Đế chế. Con số này chỉ là những người bị giết khi
tham gia chiến trận, còn chưa tính những người tử vong do bị thương, bị
ốm, do mệt mỏi và lạnh giá và tất cả tù nhân chiến tranh. Không có ai có
thể đưa ra con số chính xác số lượng người vĩnh viễn mất đi. Chiến dịch
Nga năm 1812 có số lượng binh sĩ tử vong lớn nhất. Ước tính ban đầu hơn
400 nghìn lính thiệt mạng đã được điều chỉnh. Nhà sử học Jean Tulard đưa
ra tổng số thương vong của quân đội Pháp và đồng minh là 380 nghìn người
gồm chết trận, bị kẻ thù bắt giam, đào ngũ. Tổn thất của quân đội Pháp tại
cuộc chiến trên bán đảo lên tới 300 nghìn người.
29 Jacques Houdaille: sinh năm 1912, tác giả cuốn Two Frenchmen
Hitchhiking Across 1946 America
Mặc dù những tổn thất về người không ảnh hưởng nhiều tới quân số mà
Napoleon đã triệu tập được từ Đế chế rộng lớn của mình nhưng chúng tác
đã động xấu đến số lượng quân tuyển trong chiến dịch 1813-1814. Tất cả
những con số thực tế này là mặt trái của ánh hào quang huy hoàng mà
chúng ta cần xem xét khi đánh giá những thành quả quân sự của Napoleon.
Là một vũ khí trên con đường chinh phạt, Đội quân vĩ đại được người ta ghi