gia kẻ thù. Napoleon, với sắc lệnh Milan ngày 23/11 và 17/12, ngược lại đã
mở rộng áp dụng các điều khoản sắc lệnh Berlin đối với các tàu trung. Thực
chất của hành động này là đồng hóa các tàu đó với các tàu của Anh.
Từ mùa đông năm 1806-1807 trở đi, toàn bộ quá trình xây dựng đế chế của
Napoleon khoác lên mình một đặc trưng kinh tế mới. Chính sách phong tỏa
kinh tế đã chính thức được công bố vào nhiều thời điểm khác nhau tới tất cả
các khu hành chính lệ thuộc trực tiếp vào đế chế trước tháng 1/1811. Việc
chấp nhận các điều khoản của chính sách này trở thành một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng tới cách chính sách của Napoleon với các quốc gia phụ
thuộc. Do vậy, chính sách phong tỏa này đã được mở rộng tới Italy, Thụy
Sĩ, liên minh cánh tả và Hà Lan trong suốt năm 1807 và sau đó lan tới bán
đảo Iberian năm 1808 và các tỉnh “Illyrian của đế chế” cuối năm 1809. Khi
có điều kiện, Napoleon cũng đã gây áp lực lên các quốc gia liên minh – với
Nga tại Tilsit năm 1807, với Áo sau khi nước này chấp thuận gia nhập liên
minh vào đầu năm 1810 – để củng cố các sắc lệnh chống lại nước Anh. Một
trong những đồng minh của Napoleon, vua Frederick VI của Đan Mạch,
người đã từ bỏ tình trạng trung lập để theo Pháp vào tháng 9/1807, đã phải
chịu một sự trừng phạt ngay sau đó và vô cùng khắc nghiệt khi hạm đội
Anh tấn công Copenhagen ngay trong tháng đó. Theo một số nhà nghiên
cứu, hai trong số các chiến dịch quân sự của Napoleon nhằm vào Tây Ban
Nha năm 1808 và Nga năm 1812 chủ yếu bắt nguồn từ động cơ kinh tế
buộc những quốc gia còn do dự phải áp dụng chế độ phong tỏa kinh tế
nghiêm túc hơn.
Chính sách phong tỏa kinh tế châu lục của Napoleon được xem là một
chính sách khiêu khích nhằm làm suy giảm sức mạnh kinh tế của kẻ thù
trong đó quân đội có vai trò quan trọng. Trong khía cạnh này, sức mạnh đó
được củng cố bằng việc ông tăng cường đội quân đế chế với trách nhiệm
giám sát chặt chẽ các quan chức hải quan tại nhiều các cảng lớn, cụ thể là
dọc bờ biển Bắc. Tuy nhiên, kế hoạch phong tỏa lục địa không chỉ dừng lại
ở mục tiêu tàn phá. Napoleon và các cố vấn kinh tế luôn hướng vào một