HỒ SƠ QUYỀN LỰC NAPOLEON - Trang 116

mục tiêu khai thác các thị trường lục địa để làm giàu cho lĩnh vực công
nghiệp và thương mại của đế chế. Họ lạc quan tin tưởng rằng, việc tiêu diệt
khả năng cạnh tranh từ nước Anh sẽ khuyến khích các nhà sản xuất và
thương gia trong nước thực hiện các thương vụ làm ăn nhiều ưu đãi với các
quốc gia và các nước trong liên minh. Họ vạch ra một mạng lưới các thực
thể kinh tế độc lập được điều khiển hướng tới lợi ích của Đế chế và sẽ bằng
cách nào đó bù đắp cho các nguồn lợi từ biển bị mất. Trong một nghiên cứu
chi tiết hơn về vấn đề này, tôi đã so sánh mục tiêu này với một “quy hoạch
thị trường Pháp” và cho rằng đó là phần không thể thiếu được trong chính
sách Phong tỏa kinh tế châu lục của Napoleon, đặc biệt là tại các vùng đất
nằm sâu trong nội địa. Tuy nhiên, khi cái gọi là “Quy hoạch thị trường
Pháp” đã thất bại trước khu vực kinh tế tự do trải khắp lãnh địa châu Âu và
thực tế chưa bao giờ đem lại các đặc quyền thương mại cho các chủ thể
kinh tế và các nước trong liên minh, tôi gọi nó là một “thị trường không
truyền thống”. Một thị trường cuối cùng đã thất bại hoàn toàn do sự thiên
lệch và một chiều. “Nguyên tắc” của Napoleon, như ông đã nêu trong lá thư
gửi Eugène de Beauharnais ngày 23/8/1810, là đặt nước Pháp lên trên hết.

Khi việc thực thi chính sách Phong tỏa kinh tế châu lục mở rộng và gặp
phải sự kháng cự trong Đế chế và các quốc gia khác, các điều khoản trong
chính sách này đã được sửa đổi đáng kể. Khi các thương gia vùng Bordelais
phàn nàn rằng các thùng rượu mà họ sản xuất đã chất đầy các kho chứa,
Napoleon đã cấp cho họ “giấy phép” đặc biệt cho phép buôn bán với Anh –
khách hàng chính và lâu năm. Nhận thấy giá trị tài chính do các nhượng bộ
này đem lại, ông mở rộng phạm vi tới các mặt hàng khác và quản lý hệ
thống “giấy phép” bằng sắc lệnh Saint- Cloud ban hành ngày 3/7/1810.
Trong năm này, khi nước Anh có dấu hiệu mất mùa, ông đã hào phóng cấp
“giấy phép” cho phép xuất khẩu ngũ cốc cho kẻ thù từ số lượng ngũ cốc dư
thừa của miền nông thôn phía tây nước Pháp. Ông biện luận, mục đích của
chính sách phong tỏa kinh tế là ngăn chặn hoạt động xuất khẩu của Anh và
khuyến khích nước này nhập khẩu nhằm thu tiền vàng về cho Pháp. Cho dù
lý luận này có tính mưu lược hay đơn giản chỉ là hiểu lầm, bằng chứng cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.