do chính sách phong tỏa kinh tế gây ra, nhưng nhiều người phỏng đoán rằng
đó phải là những khoản lợi khổng lồ. Thậm chí trong thời kỳ “khủng bố hải
quan” năm 1810-1812 tại Bắc Âu, các hình phạt nghiêm khắc được áp dụng
đối với dân buôn lậu, việc tiêu hủy hàng hóa sung công thường diễn ra rất
bừa bãi. Với khát khao kiếm tiền đạt đến tột đỉnh sau thất bại tại Nga, “giấy
phép” buôn bán của Napoleon nhiều đến nỗi chính sách phong tỏa kinh tế
thực chất đã mất hiệu lực từ bên trong trước khi sự lớn mạnh của các nước
đồng minh tại Đức và Tây Ban Nha dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của chính
sách này vào năm 1813.
Đối với quy hoạch thị trường lục địa Pháp, nó không mang lại nhiều lợi ích
cho các tàu thuyền tại các cảng biển. Bờ biển Atlantic và phần bờ biển tiếp
giáp Địa Trung Hải của Pháp đóng vai trò thương mại quan trọng trong năm
đầu áp dụng chính sách, một phần nhờ việc buôn bán ven biển, nhưng chủ
yếu là thông qua các tàu trung lập quan trọng (chủ yếu là của Mỹ). Tuy
nhiên, các mệnh lệnh của Anh tại hội đồng và các sắc lệnh Milan của
Napoleon đã khiến việc vận chuyển trở nên nguy hiểm hơn, và các cảng
biển phải trải qua giai đoạn khủng hoảng nhất trong giai đoạn từ năm 1808-
1814. Tình trạng của các ngành công nghiệp và dịch vụ tại các vùng nằm
sâu trong nội địa cũng ngày càng khó khăn mặc dù cảng Marseilles đã tìm
được nguồn bù đắp từ các mối quan hệ thương mại với Rhône và từ việc
sản xuất soda nhân tạo có sự hỗ trợ của chính phủ và nguồn tiêu thụ của các
các xí nghiệp xà phòng trong nước từ năm 1809-1810. Nạn nhân chính chịu
thiệt thòi trên thị thường hàng hải là ngành công nghiệp vải lanh, ngành
công nghiệp truyền thống đang suy giảm ở mọi nơi.
Tuy nhiên, ở các ngành và các khu vực kinh tế khác, tác động của chính
sách phong tỏa kinh tế ở mức độ khác nhau, như tuyến vận chuyển đường
biển trước kia đã chuyển hướng sang các tuyến và thị trường lục địa. Paris
đã trở thành trung tâm thời trang và sản xuất hàng hóa xa xỉ, với những
bước phát triển ấn tượng của ngành sản xuất vải cotton và duy trì vị thế là
một thị trường tài chính quan trọng của Đế chế. Ngành công nghiệp lụa của