khoảng 200 nghìn. Cách đây hơn 60 năm, theo công trình tiên phong của
nhà sử học Donald Greer, có ít nhất 1.158 các nạn nhân chính trị trong Cuộc
cách mạng, trong đó có 878 thuộc giới mang Kiếm (quân nhân) và 280
thuộc giới Áo choàng (tăng lữ). Thậm chí nếu có thể làm tròn thì số lượng
người chết trong các sự kiện chính trị dưới 1%, mặc dù con số này đại diện
cho 8,25% tổng số người chết trong toàn bộ các giai cấp do khủng hoảng và
nội chiến ở Pháp.
Theo nghiên cứu mới của Greer, ít nhất 16.431 quý tộc phải di cư nhiều lần
trong Cuộc cách mạng, chiếm 16,75% tổng số những người di cư. Còn nếu
chỉ so với số lượng quý tộc trong những giai cấp nêu ở trên thì con số này
chiếm 8,22%. Foster ước tính 10 nghìn gia đình quý tộc (và tài sản của họ)
phải chịu ảnh hưởng của việc di cư, chiếm 1/4 tổng số các gia đình quý tộc.
Về chủ đề này, con số trích dẫn mới hơn từ công trình của Vincent Beach có
phần hơi khác. Một mặt ông nói trong thời kỳ cách mạng, có khoảng 97
nghìn người di cư có thể xác định được giai cấp xã hội (trong tổng số hơn
150 nghìn người), giới quý tộc chiếm khoảng 17%, tương đương với 16.490
người, gần giống con số ước tính của Greer. Mặt khác ông cho rằng, nó đại
diện chỉ khoảng 5% giai cấp của họ, nghĩa là tổng số quý tộc sẽ gần 330
nghìn người, một con số vượt hẳn ước tính của Greer và có vẻ hơi cao. Tuy
nhiên, những con số khác biệt như vậy có thể dung hòa, ít nhất có một điểm
rõ ràng là: phần lớn giai cấp thứ hai cũ, khoảng 2/3 hay 3/4 không bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi làn sóng di cư những năm 1790; và không hoàn toàn bị
mất đất.
Thực tế, bằng chứng có được từ thời Napoleon cho thấy giới quý tộc cũ vẫn
là chủ sở hữu đất lớn nhất ở Pháp, kể cả ở Pa-ri. Sau này dưới thời
Napoleon, khi tài sản được phục hồi, kể cả mua lại cũng như bồi thường đất
đai (chủ yếu là rừng) những tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu quốc gia – đều
được ghi chép lại. Nhiều quý tộc có địa vị xã hội vì họ sở hữu một diện tích
đất đai rộng lớn vẫn có ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng. Hầu hết họ đều
né tránh nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị của chế độ