sự oai hùng của các nhà lãnh đạo chính trị. Điểm nhấn dưới thời Napoleon
lại hoàn toàn khác. Điều chỉnh phong cách tân cổ điển và lãng mạn là nhằm
phản chiếu ánh hào quang của vị hoàng đế đầu tiên. Hình ảnh cái đầu thời
La Mã, các trận đánh quy mô lớn hay lễ đăng quang đều mang đậm phong
cách hoàng gia. Những môtíp lấy từ nước ngoài và hình ảnh gợi nhớ Ai Cập
– tất cả đều là nguồn cảm hứng đặc biệt cho các nghệ sĩ. Theo Burton,
Napoleon quan tâm tới nghệ thuật không phải ở tính thẩm mỹ mà ở tính
công chúng, ông cho rằng vẻ đẹp phải gắn với sự hùng vĩ.
Con đường sự nghiệp của Jacques-Louis (1748-1825) là cầu nối tài hoa chế
độ cũ với nền Cộng hòa và đế chế Napoleon đây là giai đoạn hình thành
trên con đường phát triển nghệ thuật Pháp. Tư liệu đầu tiên xuất bản năm
1855 của một học trò trung thành với Jacques-Louis, Etienne-Jean
Delecluze. Ông đem đến cái nhìn cận cảnh cho các công trình nghệ thuật
của người thầy tài hoa và trường học của ông. Đây là một lời ngợi ca và
ngưỡng mộ chân thực, mang tính phê bình, minh chứng cho các mối quan
hệ sóng gió của David với các nghệ sĩ khác và với chính quyền hoàng gia.
Con đường trở thành họa sĩ đầu tiên của hoàng đế năm 1804, người được
trao bắc đẩu bội tinh và hiệp sĩ của nhà vua, là một chặng đường đầy chông
gai với những bước thăng trầm của lòng trung thành về hệ tư tưởng. Theo
nghiên cứu của nhà sử học Anita Brookier, vào những năm tiền cách mạng,
quan điểm chính trị của David khá trong sáng và chưa định hình rõ ràng.
Một số nhà phê bình xem đây là dự báo quan điểm phê phán chế độ cộng
hòa của ông sau này. Những tác phẩm hội họa đầu tay như “Cái chết của
Seneca”, “Lời thề của Horatti (một tác phẩm nghệ thuật theo trường phái
tân cổ điển lần đầu tiên được trưng bày tại Rome năm 1785), “Cái chết của
Socrate” và “Brutus nhận thi thể con trai” phản ánh quan điểm về đạo đức
thể hiện qua các hành vi cao thượng. Nhưng sức mạnh thật sự của chúng
nằm trong cảm xúc dày vò của David nhiều hơn những linh cảm về Cách
mạng tại Pháp.