quân hùng vĩ”. Napoleon được mệnh danh là “con đại bàng”, còn vua La
Mã thì có biệt hiệu “đại bàng con”.
Napoleon kế thừa giá trị truyền thống của đế chế Pháp theo nhều cách khác
nhau, điều này xét về mặt lịch đại, đôi khi người ta còn nghi ngờ tính chính
xác. Một dẫn chứng là trong lễ đăng quang, Napoleon thay vì sử dụng huy
hiệu vua Pháp, lại sử dụng hình ảnh con ong vàng làm huy hiệu trên áo
choàng của hoàng tử và những người có quyền cao chức trọng của hoàng
gia và trong giới quý tộc. Theo June K. Burton, Napoleon có niềm tin vào
con ong vàng, vì nó từng là huy hiệu của Childeric, cha của Clovis, vương
triều Mêrovee (cai trị Pháp từ năm 500-751), tổ tiên triều đại Frank. Cá
nhân hóa quyền lực được thể hiện rõ nhất ở chữ cái viết tắt, chữ N với vòng
nguyệt quế bao quanh, cài trên áo choàng của Napoleon trong lễ đăng
quang, trên ngai vàng tại Fontainebleau, trên tường cung điện hoàng gia và
ở một số công trình công cộng. Chữ J cũng xuất hiện nhưng là để thỏa mãn
tính ưa phô trương của hoàng hậu Josephine.
Hình ảnh Napoleon không những là tâm điểm cho các biểu tượng chung mà
còn được in trên các thể loại tiền đồng, trong các công trình chạm trổ, hội
họa, trang trí nội thất, kiến trúc, điêu khắc… Người ta cho rằng dưới thời
Napoleon, ông đã ra lệnh Monnaie de Pari thiết kế nhiều loại huân chương
hơn bất kỳ thời kỳ nào. Ông can thiệp, kiểm soát sát sao Ủy ban hoàng gia
trong việc xuất bản cuốn sách về đế chế Napoleon vĩ đại, một dự án theo
phong cách tân cổ điển. Chế độ cộng hòa cách mạng coi nữ thần tự do là
biểu tượng của quốc gia, với hình ảnh gần giống như biểu tượng của phụ
nữ, phôi thai hình ảnh Đức mẹ Maria. Sau năm 1802, biểu tượng chế độ
cộng hòa thay đổi, trong khi đó, tất cả đồng tiền đã khắc hình Napoleon,
mặc dù ẩn đằng sau đó là hình ảnh người tu hành khổ hạnh thời La Mã.
Sau năm 1807, chiến thắng dồn dập trên mặt trận quân sự, đất đai bành
trướng, Napoleon muốn các loại tiền đồng mang phong cách hoàng đế hơn.
Hình ảnh hoàng đế với vòng nguyệt quế trở thành biểu tượng của ánh hào