nghệ thuật cho hậu thế. Chương này sẽ cố gắng tìm hiểu các quan điểm trái
ngược nhau, quan điểm chung và riêng của từng cá nhân. Ở giai đoạn này,
các vấn đề được xử lý không theo kiểu lấy mẫu thử nghiệm từ môi trường
xã hội mà theo bối cảnh các nhà giáo dục, nhà tuyên truyền, nhà kiểm
duyệt, nghệ sĩ và nhà văn hành động, cư xử, đối phó với nhà nước theo cách
phản chiếu tâm tư, suy nghĩ.
CÁ NHÂN HÓA QUYỀN LỰC: NGHỆ THUẬT TRỰC GIÁC
Thể hiện sự hùng cường của đế chế, Napoleon lấy hình ảnh của chính mình
làm tâm điểm của những biểu hiện phô trương ra bên ngoài. Đỉnh cao của
đế chế thể hiện khi kỷ niệm tôn vinh người anh hùng, đây là sự tự ý thức về
bản ngã, về giá trị cá nhân và vào tâm điểm chú ý. Vì vậy, cần phải bắt đầu
nghiên cứu từ những tự liệu ghi lại quan niệm, suy nghĩ của Napoleon về
quyền lực. Tất nhiên, quyền lực gắn với ánh hào quang trên mặt trận quân
sự. Khi khả năng mang lại những chiến thắng kỳ diệu của Napoleon suy
giảm, quyền lực của ông cũng phai tàn theo.
Huy hiệu và biểu tượng là vấn đề đáng lưu tâm. Chúng phản chiếu những
thay đổi trong tham vọng khẳng định bản ngã của Napoleon. Chỉ một vài
tuần sau ngày 18/5/1804, chế độ tổng tài cộng hòa chuyển sang đế chế cha
truyền con nối bằng một thông báo quốc gia có hình và chữ trên huy hiệu
mới. Biểu tượng con chim đại bàng xuất hiện thay cho hình chóp đỏ trên
chiếc rìu và huy hiệu của vệ sĩ thời La Mã. Đó là lựa chọn của Napoleon
trong hàng loạt gợi ý Ủy ban hoàng gia. Đây chính là chủ tâm của Napoleon
nhằm hòa hợp biểu tượng đế chế của ông với đế chế Charlemagne. J-B-
Isabey được giao nhiệm vụ thiết kế biểu tượng mới và kết quả cuối cùng là
hình ảnh con chim đại bàng đang sải rộng đôi cánh. Quân đội và lực lượng
hải quân đều coi biểu tượng mới này như một chuẩn mực trên chiến trường.
Cờ tam tài cộng hòa Pháp cũng được gắn biểu tượng này nhưng ở vị trí phụ.
Vì vậy, chim đại bàng trở thành biểu tượng của “đế chế hùng vĩ” và “đội