Beranger đã thổi phồng hình ảnh về người anh hùng Napoleon. Những năm
sau này, khi đã nổi tiếng hơn, ông đã thu hút sự quan tâm của quần chúng
đến ngày kết cục Đế chế.
Tuy có những hạn chế nhưng trong thời kỳ chiến tranh, công tác tuyên
truyền đã trở thành một công cụ quan trọng của Đế chế nhằm vào các binh
lính chưa qua giáo dục và viên chức thu thuế. Bộ máy Đế chế hy vọng và
kiên quyết duy trì nhận các bản báo cáo của quận trưởng về cách nghĩ, cách
tư duy của người dân. Nó cũng sử dụng các thủ đoạn để bôi nhọ kẻ thù, đặc
biệt là nước Anh. Các biện pháp này phần lớn là rất thô bỉ. Thậm chí,
Napoleon còn hướng sự ủng hộ tới các hoạt động quân sự thông qua nhật
báo tôn giáo thuộc quyền kiểm soát của nhà nước, tờ Journal de Cures.
Năm 1811, tờ báo này có phần chiếm ưu thế, lấn lướt tất cả các đầu báo tôn
giáo khác cho đến khi nó sáp nhập với tờ Journal de Paris. Napoleon cũng
độc quyền quản lý các ngày lễ quốc gia. Dưới thời kỳ chế độ tổng tài, có hai
ngày lễ chính là 14/7 (kỷ niệm Bastille năm 1789) và 21/9 (kỷ niệm ngày
suy vong của nền quân chủ Bourbon và ra đời của nền cộng hòa 1792). Tuy
nhiên sau khi Đế chế hình thành, những ngày lễ này dần bị lu mờ và được
thay thế bằng các ngày lễ khác mang đậm tính quân sự. Do Lễ Đức mẹ
thăng thiên trùng với ngày sinh của Napoleon, 15/8, nên kể từ sau năm
1806, nó được kỷ niệm như là ngày của thánh Napoleon. Người ta dễ dàng
dự đoán các ngày lễ khác của Đế chế: 14/10 (chiến dịch Jena), 9/9 (sự kiện
18 Brumaire) và 2/12 (kỷ niệm lễ đăng quang và trận chiến tại Austerlitz).
Chính ngày 2/12 này là ngày được kỷ niệm vào chủ nhật đầu tiên của tháng
ở nhà thờ.
Không có gì ngạc nhiên khi nhà hát, lĩnh vực Napoleon đánh giá có sức
mạnh ghê gớm nhằm khơi dậy tâm lý phản loạn dưới sự kiểm soát chặt chẽ,
hà khắc của người quản lý, được ủy quyền tại Pari, Remusat. Sắc lệnh ban
hành ngày 29/7/1807 đã làm giảm số lượng nhà hát tại Paris từ 33 xuống
còn 8 và các tác phẩm được công chiếu bị kiểm soát rất chặt chẽ. Ngay sau
đó, việc thắt chặt quản lý cũng được áp dụng tại các tỉnh lị. Các vở kịch bị