hằng ngày và thật sự là nó cũng ít khi nào dính đến những tình huống xảy
ra trong đời thật như về công việc, nhà cửa, những mối quan hệ.
Những cá nhân bị mắc nỗi ám ảnh như thế thường chọn cách lờ đi hoặc
đè nén xuống. Một số khác thì bị thôi thúc, cố gắng giải tỏa nó bằng những
hành động và đó gọi là cưỡng chế. Ví dụ như có người cứ lo không biết
mình có tắt bếp chưa thì sẽ có hành động cố gắng cưỡng chế dập tắt nỗi lo
đó đi bằng cách kiểm tra bếp hàng chục lần để chắc rằng nó đã tắt (và cái
này phù hợp với đặc điểm là bệnh nhân dùng tất cả thời gian để phục vụ, cố
gắng cưỡng chế nỗi ám ảnh).
Sự cưỡng chế là những hành động lặp đi lặp lại như rửa tay, kiểm tra
không ngừng nhằm giảm thiểu đi nỗi lo lắng, mỏi mệt chứ không nhằm để
thỏa mãn hay hài lòng gì cả. Trong hầu hết mọi trường hợp, bệnh nhân cảm
thấy mình cần phải làm những hành động đó để giảm thiểu đi sự lo âu đi
cùng với nỗi ám ảnh, hoặc để phòng ngừa chuyện gì đó. Ví dụ như với
người bị ám ảnh là mình bị dơ, họ có thể giảm đi nỗi sợ hãi đó bằng cách
rửa tay mình cho đến khi da đỏ lựng lên. Người lo không biết mình khóa
cửa chưa thì bị thôi thúc đi kiểm tra cửa mỗi vài phút.
Theo định nghĩa, người lớn mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở một
thời điểm nào đó sẽ phát hiện ra những nỗi ám ảnh và những hành động
cưỡng chế quá mức và không hợp lý. Điều này không áp dụng lên trẻ em vì
trẻ em còn thiếu những nhận thức cộng thêm sự cảnh giác để có thể phát
hiện ra những bất thường.
Những hoạt động tôn giáo không thuộc phạm trù của bệnh rối loạn ám
ảnh cưỡng chế, trừ khi nó vượt trên những tiêu chuẩn bình thường của xã
hội, được những người trong cùng tôn giáo xác định là không hợp lý, và
gây rối loạn với vai trò trong xã hội.
Với những người trưởng thành, bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường
xảy ra với cả nam và nữ. Nhưng đối với trẻ em, tỷ lệ mắc bệnh ở con trai