cao hơn con gái.
Nhiều người thường lầm lẫn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế với rối loạn
nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế là
chủ yếu nằm ở nhân cách. Bệnh nhân thường quá chú ý đến những chi tiết,
quy luật và cách tổ chức mà quên mất đi trọng điểm của hoạt động. Họ bị
mắc chứng hoàn hảo quá tất cả mọi thứ và để nó làm ảnh hưởng đến công
việc. Ví dụ như không thể hoàn thành được công việc của mình nếu những
quy định mà bản thân đề ra không được đáp ứng. Nói cách khác, họ quá
cứng nhắc và khuyết thiếu sự thích ứng với thay đổi. Họ thường muốn nắm
quyền chủ động, chú ý vào từng chi tiết nhỏ nhất quá mức cần thiết. Ví dụ
như bệnh nhân làm lạc đi tờ giấy ghi lại những gì mình cần làm. Thì anh ta
sẽ bỏ ra hàng giờ chỉ để tìm lại tờ giấy đó, hơn là bỏ ra vài phút cố gắng
nhớ lại những gì mình cần phải làm. Họ phân phối thời gian rất tệ, và điều
đó cũng gây trở ngại với những ng xung quanh. Bởi vì thế nên họ dành hầu
hết thời gian cho công việc và khả năng hoàn thành công việc, hầu như
không có thời gian rảnh cho các hoạt động gia đình bạn bè (trong trường
hợp kinh tế gia đình ổn định). Họ cũng không thể bỏ đi những vật dụng cũ,
hoặc hư nát mặc dù nó chẳng còn giá trị sử dụng gì nữa, thêm vào đó là khả
năng chi tiêu quản lý tiền bạc của họ rất tệ.
Với những triệu chứng và hành vi tôi nói trên, thử xem trong hai trường
hợp dưới đây bạn có thể phân biệt ra cái nào là rối loạn ám ảnh cưỡng chế
và cái nào là rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế không nhé.
Trường hợp thứ nhất: Tim, một cậu bé tám tuổi được bác sĩ của mình cho
nhập viện bởi vì trong năm vừa rồi, cân nặng của cậu tụt quá mức nghiêm
trọng mà ông không thể tìm ra bất kỳ nguyên nhân bệnh trạng nào. Tim cực
kỳ cực kỳ quan tâm đến cân nặng của mình, và cân bản thân mỗi ngày. Cậu
lúc nào cũng than rằng cậu mập quá, và nếu như cậu không thể sụt kí thì
cậu ăn ít lại. Cậu đã sụt hơn 5 kí trong năm qua nhưng cậu vẫn cho rằng
mình còn mập, mặc dù thật sự là cậu bị thiếu dinh dưỡng và thiếu kí. Vì