vụ nào sẽ được xử lý trước, bắt đầu phân công công việc cho từng người
nhưng cuối cùng không thể gặp họ được dẫn đến ông phải làm việc 15
tiếng mỗi ngày.
Bệnh nhân là con của hai người cực kỳ ham làm việc. Ông lớn lên lúc
nào cũng cảm thấy mình làm chưa đủ, và những gì mình gặt hái được quá
ít. Ông không thích nghỉ ngơi nhưng thích được sắp xếp công việc , hoạt
động của từng thành viên trong gia đình và sẽ nổi giận nếu có ai đó không
theo sự sắp xếp của ông.
Sau khi bạn đọc xong hai trường hợp này, theo bạn, người nào mắc bệnh
rối loạn ám ảnh cưỡng chế và người nào mắc bệnh rối loạn nhân cách ám
ảnh cưỡng chế ? Đoán thử xem, áp dụng những triệu chứng bệnh lý và
những thông tin tôi đưa ra, bạn hãy trổ tài làm bác sĩ xem nào. Không được
nhìn lời giải đáp ở phía dưới đây nhé.
Rồi, bạn quyết định xong rồi chứ gì, vậy thì hãy kéo xuống để xem coi
mình có chuẩn đoán bệnh lý của hai người kia đúng không nhé.
Trường hợp thứ nhất: Tim bị ám ảnh bởi sự dơ bẩn và nỗi ám ảnh này cứ
lặp đi lặp lại khiến cho cậu mỏi mệt và không vui. Hơn nữa, cậu lúc nào
cũng kiểm tra xem những thứ mình làm có hoàn thành theo kiểu nó đáng ra
phải được hoàn thành hay không. Và những hành động như vậy là ảnh
hưởng đến cuộc sống thường ngày của cậu. Những suy nghĩ này không
nằm trong quyền điều khiển của cậu và khoảng thời gian dài cậu phải thức
dậy để chuẩn bị đến trường là hành động cưỡng chế phục vụ cho nỗi ám
ảnh này của cậu. Cậu thậm trí tránh đến nhà bạn vì cậu nghĩ nhà họ dơ . Từ
những triệu chứng này, chúng ta có thể khẳng định cậu bị rối loạn ám ảnh
cưỡng chế.
Thật ra trường hợp này là bệnh lồng trong bệnh, Tim còn mắc cả chứng
rối loạn tâm sinh lý khi cậu quá mức quan tâm về cân nặng của mình và lúc
nào cũng nghĩ mình bị béo phì. Nhưng vì mục tiêu của bài là chứng rối loạn