HỒ SƠ TỘI PHẠM - Trang 130

túng hay xấu hổ - chúng chỉ đơn giản là thay đổi câu chuyện hay sửa lại các
dữ kiện sao cho có vẻ phù hợp. Kết quả là hàng loạt những tuyên bố trái
ngược và một người nghe hoàn toàn bị hoang mang. [10]

Thông thường, hành vi của chúng được thiết kế để gây hoang mang và

trấn áp các nạn nhân của chúng, hay để gây ảnh hưởng tiêu cực lên bất cứ
ai lắng nghe những gì các nạn nhân ấy kể. Thủ đoạn là chìa khóa cho các
cuộc chinh phục của chúng, và dối trá là một cách để chúng đạt được điều
đó.

Adolf Guggenbuhl-Craig nói rằng "chúng rất có tài tỏ ra khiêm tốn hơn

nhiều những người bình thường, nhưng thực tế thì không phải như vậy".
[11] Những kẻ thái nhân cách hướng tới các vị trí trong chính trị rất giỏi giả
bộ quan tâm đến các tầng lớp dưới và tự nhận là đứng về phía những người
nghèo, v.v...

Một số kẻ thái nhân cách thậm chí còn có thể rất yêu quý thú vật (trái với

quan niệm thông thường), nhưng chúng chỉ xem các con thú ấy là đồ vật
của chúng.

2. Lịch sử

Như đã đề cập ở trên, từ "thái nhân cách" (psychopathy, dịch nghĩa đen là

"tâm bệnh") từng được dùng để chỉ bất cứ bệnh tâm thần nào. Trong thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20, thuật ngữ này được áp dụng cho những hội chứng
trong đó có những rối loạn về cảm xúc hay hành vi nhưng không có bất cứ
khuyết tật trí tuệ nào. Những hội chứng này thường được gọi là điên rồ về
mặt đạo đức (moral insanity), điên rồ đơn sắc thái (monomania), v.v... [12]
Các trường hợp như vậy đã xác định một cách rõ ràng thực tế là rối loạn
tâm thần có thể tồn tại trong một cá thể với trí tuệ nguyên vẹn.

Một trong những hội chứng được xác định trong giai đoạn đầu của tâm

thần học hiện đại này được gọi là Bốc đồng (Impulsion) hay chứng điên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.