HỒ SƠ TỘI PHẠM - Trang 150

Sự gắn bó tình cảm là một hệ thống hành vi có nguồn gốc sinh học và

đặc trưng theo loài. Nó duy trì sự gần gũi giữa trẻ em và người chăm sóc.
Khái niệm này lần đầu tiên được hình thành và nghiên cứu bởi John
Bowlby, James Robertson và Mary Ainsworth tại Phòng khám Tavistock ở
London (Robertson và Bowlby, 1952; Bowlby, 1953; Ainsworth và
Bowlby, 1954). Sự gắn bó tình cảm ăn sâu trong loài chim và động vật có
vú, nhưng thường là vắng mặt ở loài bò sát. [35]

Meloy nhắc đến đến "bản chất bò sát" của những kẻ thái nhân cách ở một

số chỗ khác trong công trình của ông:

Một quan sát lâm sàng nữa hỗ trợ giả thuyết về một trạng thái bò sát

trong một số nhân vật thái nhân cách nguyên ủy là sự thiếu vắng cảm xúc
trong mắt của chúng. Mặc dù thông tin này chỉ bắt nguồn từ trực giác và có
tính giai thoại, trong quá trình làm việc trong môi trường pháp y và trại
giam, tôi đã nghe những mô tả về cặp mắt của một số bệnh nhân hay tù
nhân là lạnh lùng, không chớp, khắc nghiệt, trống rỗng và thiếu vắng cảm
xúc. Phản ứng của các nhân viên khi nhận thấy điều này trong mắt kẻ thái
nhân cách bao gồm: "Tôi cảm thấy sợ hãi... hắn ta trông rất kỳ quái; tôi cảm
thấy hắn như đang nhìn xuyên qua tôi; khi hắn nhìn tôi, tóc gáy tôi dựng
đứng cả lên."

Nhận xét cuối cùng đặc biệt đáng chú ý vì nó mô tả được phản ứng sợ

hãi tự nhiên, nguyên thủy của con mồi trước một con thú ăn thịt.

Tôi rất ít khi nghe những nhận xét tương tự từ những người nhân viên

giàu kinh nghiệm ấy khi họ đối phó với những cơn đe dọa, bạo lực hay
bùng phát của các bệnh nhân khi đang hùng hổ, tức giận. Có vẻ như họ cảm
nhận được sự thiếu hụt khả năng cảm nhận tình cảm và khả năng đồng cảm
ở một cá nhân thái nhân cách, mặc dù cá nhân đó không hề tỏ ra bạo lực
trong lúc đó...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.