này được thể hiện qua một phiên tòa tại San Francisco năm 1978. Luật sư
của bị cáo phạm tội giết người cho rằng anh ta mắc chứng bệnh tâm thần
bởi ăn quá nhiều quà vặt. Lời bào chữa này nghe qua thật khôi hài nhưng
khoa học đã chứng minh một số rối loạn tâm lý có thể phát sinh do cơ thể
phản ứng lại một loại thực phẩm hoặc các chất phụ gia nhân tạo có trong
loại thực phẩm đó. Một nghiên cứu tại Ý năm 1969 cho thấy những trẻ ăn
quá nhiều món mì ống và bánh mì đã bị giảm trí nhớ và sự tập trung.
Nghiên cứu cũng đề xuất việc điều chỉnh chế độ ăn kiêng cho các phạm
nhân là phương pháp tốt nhất để làm giảm tính hung hăng của họ. Tuy
nhiên, ngay cả các nhà khoa học cũng bó tay trong việc dự báo loại thực
phẩm nào là có hại đối với mỗi cá thể khác nhau.
Tại sao khu vực đô thị bao giờ cũng có tỉ lệ tội phạm cao hơn khu vực
nông thôn? Hơn nữa ngay trong các đô thị, tỉ lệ phạm tội là rất khác nhau
theo từng khu vực? Trong một nghiên cứu năm 1989, người ta đã kiểm tra
300.000 cuộc gọi đến Sở Cảnh Sát thành phố Minneapolis, tiểu bang
Minnesota, và phát hiện sự tập trung khá cao vào một vài khu vực nhất
định. Không những thế, tội ác xảy ra tại các khu vực này đa số là những
trọng tội như cướp của giết người, hãm hiếp... Liệu có phải môi trường sinh
thái cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tội ác? Đã có một số nhà
nghiên cứu đưa ra những lý thuyết như "vùng đồng tâm", "khu vực tội lỗi"
để lý giải những hiện tượng trên song do chúng còn có phần mơ hồ nên
không mấy được chú ý.
Hội chứng tiền kinh nguyệt và hội chứng trầm cảm sau khi sanh...
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nữ tội phạm bởi nữ giới chiếm 51%
dân số thế giới. Một nghiên cứu thực hiện năm 1945 chỉ ra rằng 84% hành
vi bạo lực của nữ giới xảy ra trong thời kỳ tiền kinh nguyệt và sau khi sinh
nở. Kể từ đó, người ta bắt đầu chú ý đến hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
và hội chứng trầm cảm sau khi sinh (PPDS). Nhưng hiện tại các nhà khoa
học không xác nhận mối liên hệ giữa hội chứng PMS với hành vi phạm tội.