HỎA NGỤC - Trang 186

Ngày đó, có thể tìm thấy ba tấm bảng riêng biệt gần vị trí vụ án mạng -

mỗi tấm trích một dòng khác nhau từ Khổ XVI trong Thiên đường của
Dante. Một trong số đó nằm ở đầu cầu Ponte Vecchio và đầy tính chất điềm
báo thế này:

NHƯNG TRONG THỜI KỲ THÁI BÌNH
CUỐI CÙNG, ĐỊNH MỆNH ĐÃ MANG TỚI CHO VỊ THẦN
GIÁM HỘ BẰNG ĐÁ BỊ THƯƠNG [1] TRÊN CÂY CẦU
CỦA THÀNH PHỐ FLORENCE… MỘT NẠN NHÂN.
Langdon rời mắt khỏi cây cầu, nhìn xuống nước sông xám xịt. Ở phía

đông, ngọn tháp lẻ loi của Cung điện Vecchio nổi bật hẳn lên.

Mặc dù Langdon và Sienna mới chỉ qua được nửa sông Arno, nhưng anh

thấy rõ rằng họ đã vượt qua giới hạn quay lại từ lâu.

***
Cách gần mười mét phía dưới, trên nền đá cuội của cầu Ponte Vecchio,

Vayentha sốt ruột quan sát đám đông qua lại mà không thể ngờ được rằng cơ
hội lập công chuộc tội duy nhất của ả, chỉ vài phút trước đã đi qua ngay trên
đầu.

[1]: Theo truyền thuyết, người La Mã thành lập thành phố Florence vào

thế kỷ I trước Công nguyên. Họ xây hẳn một đèn thờ lớn thờ thần Chiến
tranh (Mars) như là vị thần bảo vệ thành phố, cùng với một bức tượng thần
cưỡi ngựa. Sau này, khi người Thiên Chúa giáo đến Florence, một nhà thờ
được xây dựng và ngoại giáo bị bài trừ. Người dân Florence di chuyển
tượng thần Chiến tranh lên một cái bệ nằm bên sông Arno. Khi người Goth
chiếm Florence, họ xô đổ bức tượng xuống sông. Đến thế kỷ VIII sau Công
nguyên, khi Charlemagne xây lại thành phố, bức tượng được khôi phục và
mặc dù đã hư hại, nó vẫn được đặt trên một cây cột gần đầu phía bắc cầu
Ponte Vecchio. Bức tượng “bị thương” nhưng với người dân Florence, nó
vẫn là biểu tượng cho sự bảo hộ của thần thánh. Bức tượng tồn tại qua cả
thời kỳ của Dante và bị nhấn chìm trở lại sông Arno trong một trận lụt vào
năm 1333
.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.