bờm dài gần một mét tung bay phía sau cái cổ dài
duyên dáng của chúng.
Vẻ đẹp của những sinh vật này để lại trong Langdon ấn tượng mạnh mẽ
đến mức khi về đến nhà, anh đã ngay lập tức tìm kiếm trên mạng và phát
hiện ra rằng giống ngựa đực này từng được các vị vua thời Trung cổ ưa
chuộng và dùng làm ngựa chiến, nhưng trong những năm gần đây, chúng đã
bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Vốn được biết đến như là Equus robustus,
cái tên Friesian hiện đại của giống ngựa này là món quà tôn vinh quê hương
chúng – Friesland, một tỉnh của Hà Lan, cũng là nơi họa sĩ đồ họa xuất
chúng M. C. Escher chào đời.
Hóa ra, chính thân hình mạnh mẽ của những chú ngựa Friesian thời xưa
đã truyền cảm hứng thẩm mỹ cho Đàn ngựa nhà thờ St. Mark đẹp đến mức
được xếp vào hàng “những tác phẩm nghệ thật thường xuyên bị đánh cắp
nhất trong lịch sử”.
Langdon trước giờ vẫn tin rằng vinh dự đáng ngờ này thuộc về tác phẩm
Ghent Altarpiece và có lướt xem trang web Hiệp hội Nghiên cứu Tội phạm
nghệ thuật (ARCA) để xác thực giả thuyết của mình. Hiệp hội không đưa ra
xếp hạng tuyệt đối nào, nhưng họ cung cấp một câu chuyện ngắn gọn về
cuộc đời phiền toái của những tượng điêu khắc vốn luôn là mục tiêu tranh
cướp ấy.
Bốn chú ngựa bằng đồng được đúc trên đảo Chios vào thế kỷ IV bởi một
điêu khắc gia Hy Lạp khuyết danh. Chúng nằm nguyên ở đó cho tới khi
được Hoàng đế Theodosius II (46) mang tới Constantinople để trưng bày tại
trường đua Hippodrome (47). Sau đó, trong cuộc Thập tự chinh thứ tư, khi
binh lực của Venice cướp phá Constantinople, quan tổng trấn đương quyền
đã ra lệnh chở bốn bức tượng quý giá bằng thuyền về tận Venice. Do trọng
lượng và kích thước chúng rất lớn nên việc vận chuyển là gần như bất khả
thi, song cuối cùng, những chú ngựa này cũng được đưa đén Venice vào
những năm 1254, và được dựng phía trước mặt tiền của Vương cung Thánh
đường St. Mark,