Ðã muốn vùng vằng đổ cơn hận lên đầu đứa nhỏ, chị lại ôm chặt con,
mắt đổ lửa, chằm chằm ngó tận mặt người dàn ông đã dám thọc mạnh vào
tận nỗi đau của chị. Ông ta né :
- Tự nhiên chóng mặt quá nè.
- Thì bán riết, khô mẹ nó hết trơn. Tui hai tháng một lần mà cũng nhức
đầu, ho muốn ói máu.
- chưa ơi, vậy ỉa đi đứt rồi. Máu của chưa vi trùng lao không, nó chê.
- Chê cứt. Mua tuốt hết. Ðây bán hoài đó thôi.
Nội cái việc lấy máu thử cũng mất của mình cả ống rồi. Quân ăn cướp
máu. Lần trước nó mua... ở đời cái hên như trúng số độc đắc đâu có hoài
cha.
Mấy lần, Huyền rùng mình, rợn người, khi những bịch máu đưa vào bên
trong phòng cấp cứu, những ngày đầu của mẹ. Thứ máu của chị đàn bà bán
để mua sữa cho con. Thứ máu của người đàn ông xây xẩm mặt mày vì bẩn
nhiễu quá. Thứ máu của người đàn ông nữa, đầy vi trùng ho lao, và máu
của cả đoàn người xếp hàng chờ tới phiên mình, rút máu ra đổi khoai, đổi
gạo... Bao nhiêu thứ máu đã lẫn lộn trong người mẹ. Vậy mà, như một phép
mầu, mẹ tỉnh lại qua cơn cướp giật của tử thần.
Ðến lúc đó, Huyền mới nhìn thấu hết cảnh lộn xộn, bê bối đến thê thảm
của bệnh viện. Một phòng điều trị kê cả chục giường sắt, lối đi, chỉ chừa đủ
một người lách. Cái la va bô rạn nứt, vàng ố duy nhứt trong phòng, vặn hết
cỡ, nước cũng thảy xì xì, rồi giỏ giọt. Gạch men qua bao lần đổi đời, rạn
nứt, lốm đốm màu vàng bẩn. Giữa mỗi hai giường bệnh nhân là một cái bàn
ọp ẹp, phía dưới có ngăn, nhưng đinh ốc đã lõng hết, khập khểnh, cũng
không dùng được. Chẳng phải vì dơ bẩn quá, mà dưới lớp giấy ni lông phủ
cái mặt nứt nẻ là nơi ẩn núp của kiến và gián. Chưa kể lũ chuột đêm đêm
tung hoành, bò lên bò xuống, đánh đu nơi gà mền, hũ đường, hộp sữa, gặm
những hũ nhựa, rau ráu, ngon lành.
Chị Nữ đã nghĩ ra một cách: trái cây, hũ đường, hộp sữa, chị cho vào một
cái giỏ, để ngay dưới chân mẹ. Lúc có khách vào thăm, Huyền thường phải
bê cái giỏ trên tay.