HOA SEN VỚI ĐẠO PHẬT - Trang 8

một hôm, khi cuộc tiến hóa viên mãn, khoát nhiên khai nở, khoe màu sắc
thanh tươi và xông hương thơm tràn ngập trong không gian.

Sự sinh thành của cây sen, xem đó, là một tấm gương kiên nhẫn và cố
gắng. Nó hàm súc một triết lý cao siêu vè sức sống cua con người, tiêu biểu
đức tánh cần cù và tinh tiến của kẻ tu hành tiến trên con đường giải thoát
đầy gian lao nguy khổ.

Ba lớp: đất, nước, hư không mà cây sen đã trải qua, nào có khác ba trạng
thái của cõi : Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Từ trạng thái cõi Dục đầy
nhơ bần, người tu cố gắng vượt lên trạng thái cõi Sắc, nhưng khi đạt đến
các cõi thiên, bởi thấy chưa được giải thoát, nên cố gắng vượt lên trạng thái
vối Vô Sắc, và khi đạt đến cõi Phi tưởng cũng chưa thấy được giải thoát
nên còn phải cố gắng vượt lên cho đến chỗ hoàn toàn giải thoát tức là trạng
thái của tri tuệ triển khai; như đóa hoa sen khi nở vậy. Sự sinh thành của
cây sen hình dung được ý chí của người tu giải thoát.

Phải chăng nhờ gồm đủ những đức tánh: thanh bạch, tinh tiến, kiên nhẫn,
cảm hóa... như đức tánh của kẻ tu hành mà hoa sen được quí trọng và dùng
làm đối tượng tiêu biểu những triết lý mầu nhiệm trong đạo Phật.

II. Hoa sen với các tôn giáo thời cổ

Từ ngàn xưa, hoa sen được xem là vật thiêng liêng đối với các tôn giáo, vì
nó là một thứ hoa tượng trưng cho vũ trụ hữu hình và vô hình, tuợng trưng
cho sức sáng tạo vật chất và tinh thần của vạn vật. Người ta dùng nó để
cúng dường các đấng thần linh. Hổi thời cồ giống dân A lợi á ở Ấn-Độ,
cũng như giống dân Ai-Cập và sau đó những dân tộc tu theo Đạo Phật, đã
biết kính trọng nó. Đối với dân Ấn Độ, hoa sen là tượng trưng quyền lực
sáng tạo của Thiên nhiên, của Lửa và Nước, tức là của tinh thần và vật chất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.