HOA SEN VỚI ĐẠO PHẬT - Trang 10

bởi giáo lý bi truyền có dạy rằng: Nguyên tố của con người và vũ trụ đều
thư nhau và cả hai đều phát triển cùng một chiều hướng. Rễ sen ăn sâu dưới
bùn, tiêu biểu cho đời sống vật chất, cọng sen vượt ngang qua nước, tượng
trưng cho cõi trừng giới, còn hoa sen đứng giữa không khí ngửa mặt lên
trời là biểu hiệu của đời sống tinh thần. (La doctrine secrete. Quyển I).

Còn theo bác sĩ Allendy thì hoa sen là biểu hiệu của sự luân hồi. Hạt sen
nứt mọng đâm ngón dưới bùn, lẩn lần lớn lên, vượt qua khỏi mặt nước để
vươn mình lên hư không, trổ hoa kết trái. Khi hoa tàn thu hạt sen khô rơi ra
khỏi gương, đi ngang qua lớp nước rồi mới đến đất, nơi đây sen nẩy mầm
để sanh ra cây sen khác. Sự luân hồi của con người cũng như vậy.

Hoa sen đối với tôn giáo có ý nghĩa cao xa như thề nên được người đời quí
trọng, vì họ xem nó là một tượng trưng thiêng liêng. Song kể ra, sự kính
trọng của các tôn giáo đối với hoa sen chưa bằng sự sùng ngưỡng của tín đồ
Phật Giáo.

III. Hoa sen đối với đạo Phật

Đối với đạo Phật, hoa sen là một vật quí trọng tôn kính hơn hết. Khi bước
vào chùa, ngó lên ngôi Tam bảo là thấy bao nhiêu hình sắc của Hoa sen.
Trước hết, đập mạnh vào thị giác của mỗi người là chỗ ngồi và chỗ đứng
của chư Phật đều làm thành hình một đóa hoa sen to tướng mà danh từ Phật
học gọi là Liên tòa hay tòa sen. Sau đó là những Hoa sen tươi hoặc đã nở
hoặc còn búp dâng cúng trước mỗi bàn thờ Phật.

Danh từ Hoa sen (Liên hoa) còn được đùng vào nhiều vật dụng của chư
tăng hay nghi thức lễ bái.

Như bộ áo cà sa của tỳ-khưu được gợi là Liên hoa y hay Liên hoa phục, có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.