ý biểu dương cái nghĩa thanh tịnh không nhiễm trước như Hoa sen.
Khi chúng ta lễ Phật, hai bàn tay chấp lại làm thành hình Hoa sen còn búp
mà nhà Phật gọi là Liên hoa hợp chưởng. Đó là hình tướng của một cái ấn
mà khi hành lễ chúng ta phải kết trước hết. Nó còn phản ảnh cái hình hài
khi chúng ta còn ở trong thai mẹ. Theo kinh điển, liên hoa hợp chưởng
(chắp tay thành hình hoa sen bùn) còn hàm xúc nhiều ý nghĩa rất sâu xa.
Nỏ biểu thị cho Lý và Tri cùng một thể. Tay trái thuộc về tịnh và không hay
làm việc, là hiểu thị của Lý còn, tay mặt thì năng làm việc, cho nên biểu thị
cho Trí.
Trong kinh Nhiếp vô ngại có nói : “năm ngón tay trái gọi là ngũ trí của
Thai tạng giới, còn năm ngón tay mặt là ngũ trí của Kim Cương giới. Mười
ngón hiệp lại gọi là Thập độ hoặc Thập pháp giới hay là Thập chân như”.
Về thập pháp giới thì chia ra năm phàm và năm thánh: Tay trái là tay không
tự tại thuộc về năm giới mê của phàm như : Địa ngục, Ngã quả súc sinh,
Nhân và Thiên. Còn tay mặt là tay tự tại thuộc về năm giới của Thánh như:
Thanh văn Duyên giác, Bồ tát, quyền Phật và thiệt Phật.
Ngoài lối chắp tay gọi tà Liên hoa hợp chưởng, nhà Phật còn cách ngồi gọi
là Liên hoa toạ (cách ngồi hình Hoa sen). Đó là lối ngồi kiết già, trước hết
gạt chân trái lên bắp vế chân mặt rồi sau mới gác chân mặt lên bắp vế chân
trái. Ngồi như thế làm thành hình hoa sen, cho nên ngồi kiết già được gọi là
Liên hoa toạ. Đến như cách ngồi gạt một chân trái lên bắp vế chân mặt hay
gạt một chân mặt lên bắp vế chân trái thì đó là cách ngồi bán già. Cách
trước có tên là Cát tường toạ, còn cách sau gọi là Hàng ma tọa.
Chư Phật thường ngồi trên toà sen hay ngồi xếp chân theo hình Hoa sen là
lấy theo nghĩa của Yên hoa tạng thế giới, gọi tắt là Hoa tạng thế giới.
Hoa tạng thế giới là danh từ Phật học dùng để gọi cõi thanh tịnh nơi báo
thân của chư Phật an trụ, vì cõi ấy do sen báu làm thành. Như cõi thanh tịnh