4) Ngày thời nở, đêm thời búp lại đó là nghĩa: Ẩn hiển tùy nghi diệu;
5) Hoa lớn ở giữa có tràm nghìn vạn ức hoa sen làm quyến thuộc, đó là
nghĩa: Chủ bạn tương thân diệu;
6) Thượng, Trung, Hạ phẩm, mỗi phẩm phân làm chín, chín nhân với chín
cho
đến vô lượng, tùy nhân trước của mỗi người không hề làm lẫn đó là
nghĩa: Thắng liệt phân minh diệu;
7) Lớn một do tuần cho đến làm ngàn vạn ức do tuần, đó là nghĩa: Tiểu
đại vô địch diệu;
8) Chẳng do mùa xuân banh, chẳng vì mùa thu héo, luôn luôn thường mới,
đó là nghĩa: Hàn thử bất thiên diệu;
9) Đỏ, tía, đen, vàng, hoặc là thần trắng hay tạp sắc tạp quang, cũng lại
như vậy, đó là nghĩa: Thể tố giao huy diệu;
10) Sanh ở nước kia, từ hư không bay đến cõi này mà tiếp người vãng
sanh, đó là nghĩa: Động tĩnh nhất nguyên diệu;
11) Chư Phật, Bồ Tát ngồi kiết già trong đó, những chúng sinh niệm Phật
cũng gá thai trong ấy, đó là nghĩa: Phàm Thánh kiêm thành diệu ;
12) Người phương này niệm Phật, hoa liền nêu danh, siêng, trễ phân,
ranh, tươi, khô đều khác, đó là nghĩa: cảm ứng minh phù diệu.
Về chữ Hương có hai nghĩa:
1) Ở phương này (Ta-Bà) sen từ trong bùn mọc ra; tuy ở chỗ nhơ vẫn
thơm tho ngào ngạt, đó là nghĩa: Ở giữa uế mà vẫn thơm;
2) Ở nước kia (Cực lạc) như kinh Đại bản nói: màu sắc đã khác nên mùi
hương
cũng khác, thơm tho ngào ngạt không thể kể kết, cho nên người tụng bài kệ
“Thanh liên hoa hương, Bạch liên hoa hương”, còn được trong miệng bay
ra mùi hương Hoa sen, hơn các thứ hương không sao sanh kịp, đó là nghĩa
Hương thơm hơn các thứ hương.
Về chữ Khiết cũng có hai nghĩa:
1) Ở phương này sen từ trong bùn mọc ra, đáng lẽ bị nhơ, nhưng lại trong