sạch, đó là nghĩa : Sạch trong chỗ nhơ,
2) Ở nước kia, vì gốc sen từ nơi cát vàng mọc lên, khác hơn cõi trược,
sanh trong nước công đức khác hơn nước thường, do các báu hợp thành
khác hơn cõi phàm; cho nên sạch hơn tất cả, không chi sánh bằng, đó là
nghĩa: sạch ở trong chỗ sạch.
Hoa sen đã vi diệu và hương khiết dường ấy nên Đức Phật Thich Ca dùng
nó làm tên cho bản Diệu pháp liên hoa kinh, để dụ diệu pháp với Hoa sen.
Mà dụ như thể là bởi Hoa sen, theo ngài Thiên Thai đã nói, có đủ ba nghĩa
thù thắng như sau:
1) Vị liên cố hoa, nghĩa là trong khi hoa nở thì sen đã phát sanh.
2) Khai hoa liên hiện, nghĩa là sen đơm hoa thì uất trái cùng một lúc. Đó là
điều vi diệu mà hoa khác không có.
3) Hoa lạc liên thành, nghĩa là khi hoa rụng thì trái hãy còn.
Ngài Thiên Thai đem ba cái nghĩa vi diệu ấy dụ với ba nghĩa của môn
Quyền thực và môn Bản tích.
Ba nghĩa của môn Quyền thực là:
1) Vị thực thi quyền có nghĩa: “Thật” là cái diệu pháp của Phật tự chứng,
còn “Quyến” là cái phương tiện của Phật hóa độ chúng sinh. Phật từ thực
pháp Đại thừa mà phương tiện ra vô lượng quyền giáo khiến cho tất cả
chúng sinh đểu có thể thành Phật quả. Đó là vì “Thật” đặt ra “Quyền”, cũng
đồng nghĩa với “vị liên cố hoa”.
2) Khai quyền hiển thực có nghĩa : Phật thấy các hàng Thanh văn không rõ
thấu chỗ “vị thực thi quyền” lại trở chấp cái quyền pháp cho là cứu cánh,
nên ngài mới mở cái “quyền Tam thừa” cho chúng sinh thấy rõ cái “thực
pháp của nhất thừa”. Đó là mở quyền để hiện cái thực cũng đổng nghĩa với
“Hoa khai liên hiện”. Hoa khai là dụ với khai quyền, còn liên hiện là dụ
với hiển thực.
3) Phế quyền lập thực có nghĩa: Khi Phật đã khai cái quyền giáo của Tam
thừa thì cái quyền-giáo tự nó đã bỏ, chỉ còn lại cái thực giáo của nhất-thừa.
Thế là Phật đem cái quyền-pháp của Tam-thừa gom về trong một cái “thực”
rộng lớn thì đâu còn cái “quyền” kia nữa. Đó là bỏ cái “quyền” mà còn lại