sen là một tượng trưng phổ-thông về vũ-trụ, vừa lả sự hoàn-toàn trọn vẹn,
vừa là chơn-nhân hay chơn-linh của con người tinh-thần hay Phật”. (La
doctrine Secrète. Quyển IV, trang 180)
Quả thật, Hoa-sen có một huyền-năng vô-biên có thể đánh tan mợi điều tà
ma quỉ mị. Ai có đọc truyện “Phong Thần” sẽ thấy: để phá tan mọi tà-pháp
của phe triệt-giáo, chư Tiên bên Xiển-giáo đều dùng phép linh hóa hiện ra
Hoa-sen xanh. Như cây Hạnh-huỳnh-kỳ của Khương Tử-Nha mỗi khi lâm
trận đều hiện ra hàng trăm Hoa-sen tủa xuống chở che và phá tan các pháp
thuật của triệt-giáo. Nguyên-Thỉ Chân-tôn mỗi khi lâm trận, nhờ ngổi trên
chiếc xe hoa hiện ra vô số Hoa-sen xanh bao bọc mà bình an tự-tại.
Trong kinh Phật, ta cũng thấy lrong nhiều pháphội, Đức Phật thường
phóng ra hào-quang vô số Hoa-sen và trong mỗi Hoa-sen có một hóa-Phật.
Như kinh NHƯ-LAI tạng đã chép: “Bấy giờ Bức Thế-Tôn ở trong chiên-
đàn lầu các, đang ngồi chốn Đạo-lràng mà hiện pháp-thân biến ra Hoa-sen
ngàn cánh, lớn như bánh xe, trong sen hóa ra vị Phật, mỗi vị Phật phóng ra
vô số trăm ngàn hào quang”.
Hoa-sen đã vi diệu như thế, cớ sao trong lúc quí-trọng nó đem cúng dường
chư Phật, lại còn đem nó làm chỗ ngổi cho chư Phật phu-tọa ? Vậy thì thứ
sen nào để cúng dường, thứ sen nào để phụ-tọa và thứ sen nào để gá thai?
Đó là câu hỏi mà có nhiều Phật-tử băn-khoăn tự-vấn.
Kể ra thì chưa thấy kinh sách phân loại thứ sen nào để cúng dường, thứ
nào để phu-tọa, thứ nào để làm hóa~thân, nhưng cứ lấy cái lý mà xét thì
mặc dầu trong lời nói có chỗ phân biệt, nhưng kỳ thật về tự-tánh, Hoa-sen
vẫn có một, cũng như về tam-thân của Phật có phân ra Pháp-thân, Báo thân
và Ứng thân, hay Hóa thân, nhưng thật ra vẫn là một thân Phật mà thôi.
Thế nên, ta có thể nói Hoa-sen dùng cúng-đưởng là Hoa-sen Pháp-thân,
Hoa-sen dùng làm chỗ ngồi chư Phật là Hoa-sen Báo-thân và Hoa-sen dùng
để gá thai là Hoa-sen Hóa-thân hay Ứng thân.
IV. Kết luận