Còn đối với dân Ai Cập, hoa sen là tượng trưng của thần Orisis và thần
Horus đều là thần Thái dương hay Hỏa thần. Ở xứ Zudée thuộc miền Cận
đông ở Âu Châu không có hoa sen, nên ở đấy người theo đạo Thiên chúa
dùng hoa huệ và kinh trọng nỏ không khác tín đồ tạo Phật đối với hoa sen
vậy. Họ còn cho hoa huệ là tượng trưng của điềm linh ứng. Trong bức họa
“Thiên thần báo tin” có vẽ thiên thần Gabriel hiện ra cầm nơi tay một hoa
huệ báo tin là Bà Maria thụ thai. Cành hoa huệ tiêu biểu cho Lửa và Nước,
tức là ý sáng tạo và truyền thống, không khác ý nghĩa cái hoa sen mà Đức
Bồ Tát cầm trên hay khi đến báo tin cho Đức Mẫu-hoàng Ma-gia biết ngày
giáng lâm của Phật.
Về hoa sen, bà Blavalsky, nhà khoa học huyền bí còn luận giải rằng:
Một trong những hình thức tượng trưng của hai quyền lực sáng tạo trong
thiên nhiên (vật chất và sức lực trên phương diện hữu hình) là hoa sen của
Ấn Độ. Hoa sen là kết quả của sức nóng (lửa) và nước (chất hơi hay chất ê-
te); lửa vừa tiêu biểu, trong hệ thống triết lý và tôn giáo, cả giáo lý CơĐốc,
cái linh trí của Thần Thánh, cái nguyên tắc động, gióng đực và vừa tiêu
biểu cái nguyên tắc giống cái, thụ động, hàm chứa trong vũ trụ. Thế cho
nên, chất ê-te (dĩ thái) hay nước được xem là Mẹ, thuộc âm; còn lửa được
xem là Cha, thuộc dương. Ông Sir William Zones, và khoa thảo-mộc-học
thái cổ trước ông, đã chỉ cho thấy rằng hạt sen, ngay khi chưa đem ương,
chứa sẵn một cây sen bé tí, để chờ khi phát triển hoàn toàn vượt ra khỏi
vỏ... vì rằng hạt giống của các thứ cây thuộc loại hiển hoa (Phanérogames)
sinh ra những hoa chứa ngậm sẵn một cây non đã thành hình.
Ngoài ra, hoa sen còn là vật tượng trưng rất cổ của vũ trụ và con người vì
lý đo phổ thông này: Một là trong mỗi hạt giống đã chứa ngậm một cây sen
nhỏ để trở thành cây sen vị lai; điều đó chứng minh rằng mọi vật hữu hình
trên thế gian đểu do trạng thái tinh thần nguyên sơ mà ra. Hai là cây sen
mọc dưới nước, rễ ẩn sâu trong bùn, còn bông thì nở trong không khí, trên
mặt nước. Như thế hoa sen là điển hình của đời sống con người và vũ trụ,