Gia-quan: lễ đội mão. Con trai 20 tuổi gọi là gia-quan.
nhà huỳnh: nhà học.
huyên-đình: nợi mẹ ở.
thôn dâu: làng trồng dâu. Cây dâu dùng để nuôi tằm, nên thường hay trồng
trong làng của cha mẹ ở - nên phải kính trọng.
Thẻ rồng: xưa dùng cái chậu đồng chạm hình rồng, dùi lỗ cho nước dỏ.
Trong chậu có khắc từng khoảnh. Mỗi khi nước dỏ lưng đ61n khoảnh nào
thì bỏ một cái thẻ để đếm khác và giờ trong ngày đêm.
đôi uyên: chim uyên ương, thường sống có đôi.
doành: vũng nước bao la.
lộ, âu: con cò trắng. Âu: một loài chim bể, chim sông.
giếng cúc: Cúc tỉnh. Sách Phong-tục-thông chép ở huyện Ly, đất Nam-
dương có suối Cam-cốc có nước trong và ngon, trên núi lại có lắm cúc.
Nước suối Cam-cốc thấm chảy quanh vùng ấy. Người được uống nước ấy
được sống lâu nên có danh lá cúc tỉnh.
non đào: sách Liêt-tiên tryuện chép ở huyên Nga-My, tỉnh tứ-Xuyên có núi
My-sơn có lắm cây đào, ăn qủa được sống lâu và thành tiên.
Hàn-huyên: lạnh ấm, cũng như hàn ôn.
Tiêm, giá: là cái thẻ viết tên bộ sách để tiện việc khi tìm. Giá: tủ để sách.
chân: một lối chữ viết. theo lối chữ thực trái với lối chữ viết thảo là lối chữ
viết nhanh.
Cầm-giao: cây đàn khảm ngọc giao.
ngư: người chài cá.
Mẫu đơn: một thứ hoa chỉ nước Tàu mới có. Có bốn sắc: trắng, vàng, tím,
đỏ.
Xạ: một thứ hương rất thơm dùng để ướp áo và làm thuốc.
thu-ba: sóng mùa thu. Mùa thu thường có nhiều nước ở các ao, hồ, sông,
lạch, nên làm tăng thêm vẻ đẹp cho phong cảnh. Con mắt mỹ nhân thường
ướt và và sắc-sảo nên ví với nước mùa thu. mắt xanh: do chữ thanh nhản.
Ông Nguyễn-Tịch đời Tấn mỗi khi đối với người vừa ý thí ông ngó ngay,
con mắt thấy tròng đen, tức là mắt xanh.
chìm cá rơi nhàn: do chữ "trầm ngư lạc nhạn". Đẹp đến nỗi cá thấy phải