vẻ đẹp nên thường trồng ở sân chầu của vua.
sao truyền: do chữ tin truyền ; truyền đi gấp, đi suốt ngày đêm. sao ban
đêm
Hồ-yết: là tên rợ ở xứ Hung-nô,
kiều-tử: Kiều, một thứ cây cao và thẳng có vẻ nghiêm-trang. Tử : một thứ
cây lùn có vẻ phục tùng nên người ta ví Kiều tử là cha con,
phần hương: là làng vua Hán Cao-tổ ở, gọi là Phần-du, về sau xưng là
Phần-hương là quê làng là bởi thói quen,
Cánh nào bay: là ý mong chắp cánh chắp cánh bay đến,
Hoàng-diêu, Tử-ngụy: màu vàng của họ Diêu, màu tím của họ Nguỵ là hai
tên riêng của hoa mẫu-đơn gọi là Diêu-hoàng, Nguỵ-tử
Lương: tức cái rường nhà,
Xã-thơ: bởi chữ thi-xã : nhóm người hay thơ họp nhau làm một hội ngâm
thơ,
dương-liễu: tức cây liễu yếu, ngày xuân dủ cành như tơ.
Liễu chương-đài: bởi điển Hàng Hoằng yêu một kỹ nữ là Liễu-thị ở đường
chương-đài, tại thành-đô, về sau bỏ nàng đã ba năm không đem về ở chung,
sau gửi thửi thư thăm nàng có câu : Liễu Chương-đài, liễu Chương-đài
ngày xưa xanh tốt, ngày nay thế nào ? Liễu-thị trả lời : liễu Chương-đài,
liễu Chương-đài, còn xanh chi xiết tay người hái vin. về sau Liễu-thị bị
tướng phiên đoạt. Rồi Hứa Tuấn lại cướp lại mà trả cho hàng Hoằng. Điển
này thường dùng hỏi thăm người tình-nhân.
dập lửa vùi hương: bởi chữ hương hoả nhân-duyên. Người xưa khi thề
nguyên nhân-duyên cùng nhau thườngdùng hương lửa mà thề nguyền trước
thần-linh,
thẻ cạn: tức canh khuya. Xưa dùng cái đồng-hồ bằng cái chậu đồng dỏ
nước và cái thẻ ghi giờ.
nhà lan: do chữ lan-thất là sự giao-du với người quân-tử,
vân cù: đường mây, tức đường công-danh cũng như thang mây,
bằng: con chim lớn nhất, mỗi khi cất cánh bay đến sáu muôn dặm mới
nghỉ.