chỉ ngọc: lá ngọc : bởi chữ ngọc chỉ là cái ý chỉ nhà vua quí như ngọc.
lòng đanh: lòng bền-chắc như sắt đanh.
ghềnh Thái: dùng điển Lý Bạch, thi-nhân đời Đường khi đi thuyền đến
sông Thái-thạch nhân thấy bóng trăng in trong lòng sông bèn nhảy ôm
bóng trăng rồi có con cá kình đến rước đi mất. Các Đằng : tức điển Vương
Bột đời Đường đã nổi danh vì một bài phú ở Đằng Vương các,
Ngọc Liên: tên người con gái nhà họ Tiền góa chồng, bàmẹ ép gả cho
người khác, nàng liều chết không chịu thất tiết (chuyện tình-sử).
mưa-móc: ví ơn vua thấm mát. trúc-mai : Cây trúc cây mai, ví tình bạn-bè
sum-hiệp.
thường kinh: phép thường cư-xử của xã-hội.
tuyền đài: là nơi âm-phủ,
Gió xuân Đồng-tước bằng nhường là đây: dùng ý câu ; Đồng-tước xuan
thâm toả nhị Kiều để ví Lương-sinh có hai vợ cùng ở chung một nhà.
Hội đào: tả sự hội-họp đông đủ.
tiểu-tinh: là sao nhỏ, ví người tỳ-thiếp, vợ lẽ.
đan đình: sân đỏ. Sân nhà vua lát gạch đỏ.
minh nông: sáng-suốt việc làm ruộng. Một chức quan coi việc ruộng
nương.
mã gấm: cả áo-xiêm bằng gấm.
tử-phần: cây tử, cây phần là nói làng quê.
Động phòng: nơi phòng người mới cưới vợ làm lễ hợp cẩn. Kim-bảng là
bảng sơn son thếp vàng đề tên người thi dỗ cao.
thôn dâu: nơi quê hương.
Bồng-lai xe hạc, Dương châu lưng tiền: là nói sự phong-lưu cao-sang như
đi xe lên xứ Dương-châu lưng dắt nhiều tiền.
Cúc: là rượu cất bằng hoa cúc,
Vị-dương: tức là quê của cậu, em mẹ.
rồng trúc sóng đào: nói sự-nghiệp văn-võ, có công-nghiệp cả võ và cả
vặn,
Ngọc lung-lay động, hương nồng-nã rơi: ý nói sự yêu hương tiếc ngọc
mà nay có vẻ thái quá đến nỗi ngọc phải động hương phải rơi.