Thỉ Căn và Bố Đại nói chuyện trên nhà, còn Tiểu Phùng và Tiểu Đắc nói
chuyện trong bếp. Tiểu Đắc làm cho Tiểu Phùng hẳn một bát màn thầu. Đợi
Tiểu Phùng ăn xong, Tiểu Đắc ngỏ ý mượn Tiểu Phùng một quả lựu đạn,
bảo đêm hôm dậy cho ngựa ăn, có nó sẽ không sợ. Tiểu Phùng thấy hơi khó
xử, nhưng cũng vẫn lấy từ thắt lưng một quả kín đáo đưa cho Tiểu Đắc,
nói:
- Cẩn thận kẻo nổ!
- Tớ không nghịch đâu, ban đêm cho ngựa ăn tớ mới mang theo.
Rồi đút quả lựu đạn vào trong chiếc hũ đất nhỏ ở đầu giường.
Buổi tối, Thỉ Căn dẫn lính quay về đơn vị. Hôm ấy là ngày mùng 10 âm
lịch, đi được nửa đường, trăng đã lên cao. Thỉ Căn cưỡi ngựa đi phía trước,
lính tráng đi bộ theo sau bàn tán chuyện ngày rằm bọn Nhật đến thu bột mỳ
và lợn. Thỉ Căn nghe lính nói chuyện, bỗng lóe lên một ý nghĩ, anh quất
ngựa thật mạnh, con ngựa vùng chạy, quân lính hớt hải chạy theo. Được
bảy, tám dặm, quân lính mệt nhoài, nói:
- Đại đội trưởng, đừng chạy nữa, đại đội trưởng đang cưỡi ngựa đấy!
Về đến huyện đội đã là sáng sớm ngày hôm sau. Thỉ Căn lập tức đi tìm
chính uỷ, nêu kiến nghị: ngày 15 bọn Nhật đến thôn Mã thu lương thực,
anh sẽ dẫn quân tiêu diệt địch. Có mấy lý do: Một là đó là quê hương của
anh, nên anh khá thông thạo địa hình, đánh chắc thắng; Hai là bọn Nhật
không phòng bị, nếu bị tấn công bất ngờ sẽ trở tay không kịp; Ba là kể từ
khi huyện đội thành lập đến nay, chưa dám đánh nhau trực diện với quân
Nhật. Mặc dù lần trước tình cờ đọ súng với quân Nhật một lần, nhưng bị
bọn chúng đánh cho chạy tán loạn, chết mất ba người mà chỉ giết được một
lính Nhật. Nhưng lần này quân ta có thể diệt gọn ba lính Nhật, mà không ai
bị đổ máu. Thắng trận này vừa có thể khích lệ tinh thần chiến sĩ, vừa có thể
mở rộng ảnh hưởng của Bát lộ quân;Bốn là quân Nhật có vũ khí tốt, bất
ngờ tấn công tiêu diệu bọn chúng có thể tịch thu vũ khí bổ sung cho huyện