Bảy
Lão Hỷ đã nghe kịch hai ngày liền ở nhà con gái. Ngày đầu tiên là vở “Tần
Tuyết Mai để tang mẹ”, ngày hôm sau nghe vở “Vương Bảo Xuyến thủ
tiết”. Mang tiếng xem kịch, nhưng Lão Hỷ không hiểu lời vở kịch nói gì,
nghe chỉ để mà nghe. Nghe mãi, thấy nhàm. Ông thông gia Lão Quan ngồi
xem bên cạnh, một lát lại nói “Pha lê ra rồi”, “Pha lê ra rồi”, nhưng Lão
Hỷ chẳng thấyPha lê ca hay ở chỗ nào. Lần này, nhà thông gia đón tiếp Lão
Hỷ rất nồng hậu, mổ hẳn một con cừu, giết liền mấy con gà. Mặc dù thôn
Mã không lớn lắm, nhưng to nhỏ gì thì Lão Hỷ cũng vẫn đường đường là
một trưởng thôn. Trước sân khấu có để chiếc ghế, mọi người đều nhường
cho Lão Hỷ:
- Trưởng thôn thôn Mã đến rồi kìa.
Ấp trưởng ấp Ngưu Thị là Lão Ngưu ngồi ở hàng ghế đầu tiên sát sân khấu.
Ngoái đầu lại thấy Lão Hỷ, cũng tươi cười chắp tay vái:
- Ôi, trưởng thôn Lão Hỷ đấy ư? Thật vinh hạnh cho tệ ấp!
Lão Hỷ cũng vui vẻ vái đáp lễ:
- Ấp trưởng khách sáo rồi. Khi nào rỗi, mời ông sang thôn tôi chơi.
- Chắc chắn rồi. Chắc chắn rồi. Kìa, vở kịch bắt đầu rồi, mời ông!
Kịch vừa tan, ông thông gia đã sốt sắng hỏi:
- Ông thấy thế nào, vở kịch xem có được không?-
- Hay, diễn hay lắm. Chỉ có điều khóc lóc ỉ eo quá, làm mất cả hứng!
- Đấy là ca kịch. Mà đã là ca kịch thì phải khóc. Sở trường của Pha lê là ca
những vở kịch sầu bi đấy!