Phước Luân đại học sĩ tiếp lời:
- Sự thận trọng của Hiểu Phong không phải là không có lý. Bởi vì khi xưa
bệ hạ di hành trong dân gian. Đâu phải là người nào cũng biết? Nếu đem
câu chuyện Tế Nam này công bố ra thì kẻ xấu mồm xấu miệng thêu dệt
thêm. Có thể làm bất lợi cho cả Hoàng thượng lẫn Cát cát. Nói là con nuôi
thì mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn
- Ý của hai khanh trẫm thấy cũng được. Vậy thì trẫm phong cho Tiểu Yến
Tử làm Thạc Cát Cát. Các ngươi thấy thế nào?
- Tâu Hoàng thượng, vậy cũng không được ổn, gọi là Thạc Cát Cát thì phải
là con của Vương Phi, còn cát cát này đến từ dân gian, mẹ là người Hán,
thân thế đặc biệt, nếu phong là Thạc Cát Cát sợ sẽ gây nên dị nghị và đố
kỵ. Vì vậy tốt hơn hết là nên phong một chức vị đặc biệt nào đó khác người
một chút.
Kỷ Hiểu Phong nói, vua Càn Long nghĩ ngợi:
- Kỷ hiền khanh lý luận xác đáng, nhưng như vậy thì ta nên gọi là gì?
Kỷ Hiểu Phong suy nghĩ một chút, dập đầu thưa:
- Hạ thần thấy thì đặt là Hoàn Châu Cát Cát Hoàng thượng thấy thế nào?
Vua Càn Long ngẫm nghĩ rồi cười lớn:
- Hay! Hay! Ha ha... Hoàn Châu Cát Cát Trẫm thấy thích cái tên này lắm, ý
nghĩa lắm! Được rồi, ta chọn nó! Tiểu Yến Tử sẽ là Hoàn Châu Cát Cát của
trẫm vậy!
Và như vậy, danh xưng cho Tiểu Yến Tử đã được quyết định. Dù Tiểu Yến
Tử có thích hay không, sự việc cũng không thay đổi.
Tiểu Yến Tử trở thành Hoàn Châu Cát Cát từ đó!
Trước khi được sắc phong chính thức, Tiểu Yến Tử còn phải qua một cửa
ải nữa.
Hôm ấy Tiểu Yến Tử được đưa đến Càn Long Cung để gặp Hoàng hâụ của
vua Càn Long có họ là Ô Lai Na Lạ Đây là vị Hoàng hậu thứ hai, vì vị
hoàng hậu thứ nhất có biệt danh là Hiếu Hiền Hoàng Hậu. Một người đàn
bà trung hậu, được nhân dân mến thương nhưng tiếc lại không được thọ,
nên đã qua đời năm vua Càn Long thứ mười ba.
Vua Càn Long đau buồn vì chuyện đó nên đã tốn không biết bao nhiêu giấy