Vấn đề cuối cùng cần giải quyết trong hệ thống tổ chức là làm thế nào để
theo dõi mọi việc mà bạn muốn đánh giá lại trong tương lai. Những việc
này có thể là một chuyến đi đặc biệt mà bạn muốn thực hiện vào một ngày
nào đó, một cuốn sách bạn muốn đọc, một dự án bạn muốn thực hiện vào
năm tiếp theo hay những kỹ năng và tài năng bạn muốn phát triển. Để có
thể thực hiện đầy đủ mô hình này, bạn sẽ cần một số loại “đèn đốt sau” hay
một “giá đỡ” nào đó.
Có một vài cách lưu trữ những thông tin loại này để xem xét sau. Những
cách này nhằm giúp bạn đưa chúng ra khỏi tâm trí và sự quan sát, theo dõi
hiện tại của bạn. Bạn có thể đưa các hạng mục vào những ngăn khác nhau
của danh sách “Một ngày nào đó/Có thể” hoặc cho chúng vào lịch của bạn
hay một sổ tay.
Danh sách “Một ngày nào đó/Có thể”
Có vẻ như nếu bạn đã hoàn toàn tẩy sạch tâm trí khi dọn dẹp mọi thứ ra
khỏi bộ nhớ RAM của mình, bạn gặp phải những thứ mà bạn không chắc sẽ
cam kết thực hiện. “Học tiếng Tây Ban Nha”, “Mua một con ngựa cho
Marcie”, “Leo núi Adams ở Washington” và “Xây một ngôi nhà nghỉ ở
vùng quê” là những dự án điển hình thuộc loại này.
Nếu bạn chưa thực hiện những dự án trên, tôi khuyên bạn nên lập ra một
danh sách “Một ngày nào đó/Có thể” trong bất kỳ hệ thống tổ chức nào bạn
đã chọn. Bạn được quyền cho vào danh sách đó tất cả những thứ bạn từng
nghĩ đến. Bạn nhận ra mình có danh sách và việc điền vào danh sách đó
cũng khiến bạn nảy sinh nhiều ý tưởng sáng tạo.
Bạn cũng có thể ngạc nhiên khi nhận ra một số việc bạn viết trong danh
sách đã thật sự xảy ra rồi nhưng bạn không hề cố gắng làm điều đó. Nếu
bạn nhận biết được sức mạnh của trí tưởng tượng nhằm nuôi dưỡng những
thay đổi trong nhận thức và hoạt động, thì thật dễ dàng để nhận ra việc có
một danh sách “Một ngày nào đó/Có thể” có thể khiến cuộc sống cá nhân