Giống như hầu hết mọi người, khi trải qua toàn bộ quá trình thu thập, có thể
bạn cảm thấy hơi lo lắng. Những thuật ngữ như “quá tải”, “lo lắng”, “thất
vọng”, “mệt mỏi” và “ghê tởm” xuất hiện khi tôi yêu cầu những người
tham dự hội thảo mô tả cảm giác của họ khi trải qua một phiên bản của tiến
trình này. Và có thứ gì bạn nghĩ là đã trì hoãn trong đống thông tin đó? Nếu
có, thì bạn đã có một sai lầm liên quan tới sự trì hoãn đó – “Tôi có thể,
đáng ra phải, phải (trước kia) làm điều này”.
Bạn có trải qua bất cứ cảm giác thoải mái, thư thái hay kiểm soát nào khi
thực hành kỹ năng này không? Thực tế, hầu hết mọi người trả lời là có. Tại
sao điều này diễn ra? Một trạng thái tình cảm hoàn toàn trái ngược xuất
hiện gần như đồng thời – sự lo sợ và cảm giác thư thái, sự chôn vùi và kiểm
soát. Điều gì đang xảy ra?
Khi bạn hiểu được nguồn gốc của các cảm giác tiêu cực với tất cả những
thứ bạn phải xử lý, bạn sẽ phát hiện ra (như tôi đã từng phát hiện ra) cách
thức rũ bỏ chúng. Và nếu bạn trải qua bất kỳ cảm giác tích cực nào từ việc
thu thập tài liệu, bạn sẽ thật sự bắt đầu tiến trình loại bỏ những thứ tiêu cực.
Nguồn gốc của những cảm giác tiêu cực
Những cảm-giác-không-tốt bắt nguồn từ đâu? Có phải vì có quá nhiều việc
phải làm không? Không, luôn luôn có nhiều việc phải làm. Nếu bạn cảm
thấy căng thẳng chỉ vì có nhiều thứ phải làm hơn khả năng bạn có thể làm,
bạn sẽ không bao giờ rũ bỏ được cảm giác đó. Nguồn gốc của cảm giác tiêu
cực không phải là vì có quá nhiều việc phải làm. Nó xuất phát từ một khía
cạnh khác.
Bạn cảm thấy như thế nào khi có một người phá vỡ thỏa thuận với mình?
Họ nói sẽ gặp bạn lúc 4 giờ chiều thứ năm nhưng lại không đến hoặc gọi
điện báo? Bạn cảm thấy như thế nào? Chắc chắn là khó chịu. Cái giá mà
mọi người phải trả khi phá vỡ một thỏa thuận là phá vỡ niềm tin trong mối
quan hệ − một hậu quả tiêu cực.