Hãy hình dung bạn đang đi vào siêu thị và đi qua một quầy hàng hoa quả
thắp đèn sáng trưng. Bạn đã đến đó chưa? Được rồi, bây giờ thì hãy đi đến
quầy hoa quả − cam, nho, chanh. Bây giờ thì hãy nhìn một đống chanh
vàng to. Có một cái thớt và một con dao ở gần đó. Hãy lấy một quả chanh
to và cắt làm đôi. Hãy ngửi mùi của nó. Nó rất mọng nước và có ít nước cốt
chanh rớt xuống cái thớt. Bây giờ lại lấy nửa quả chanh nữa cắt nó ra làm
đôi và bạn có một phần tư quả chanh trong tay. Được rồi bây giờ thì – hãy
nhớ là bạn đã làm điều này hồn nhiên như một đứa trẻ − để một phần tư
quả chanh đó vào trong miệng và cắn một miếng! Nhai nó đi!
Nếu bạn chơi trò chơi tưởng tượng trên cùng với tôi, bạn có thể nhận ra
lượng nước bọt trong miệng bạn đã tăng lên so với bình thường. Cơ thể bạn
thật sự đang cố gắng xử lý chất axit xitric đó. Những tưởng tượng này chỉ
diễn ra trong tâm trí bạn.
Nếu cơ thể bạn phản ứng với những bức tranh mà bạn tạo ra, làm thế nào
bạn có thể cảm nhận thật sự khi nghĩ về chúng? Bạn có gửi cho mình
những bức tranh “dễ”, “hãy xuất phát”, “hoàn thành, thành công” và “tôi là
người chiến thắng” không? Có thể là không. Chỉ vì riêng lý do đó thôi, kiểu
người logic nhất là những người chịu được việc bị nhắc nhở về những dự
án như vậy − điều đó có nghĩa là ai sẽ hay trì hoãn nhất? Dĩ nhiên, đó là
những người sáng tạo nhất, nhạy cảm và thông minh nhất. Vì sự nhạy cảm
khiến họ có khả năng tạo ra trong đầu óc những viễn cảnh khủng khiếp nhất
về điều gì có thể xảy đến trong khi thực hiện dự án và tất cả những hậu quả
tiêu cực có thể có nếu dự án không được thực hiện hoàn hảo! Họ chỉ bị mê
đi trong một lát và nhanh chóng thoát ra!
Ai không trì hoãn? Thông thường, chỉ có những kẻ đần độn, không nhạy
cảm – những kẻ vừa nhận một nhiệm vụ và bắt đầu cật lực làm việc ngay
mà không nhận ra mọi thứ có sai sót. Những người khác sẽ có xu hướng trì
hoãn tất cả mọi việc.