1
CHƯƠNG 64
TỨ THỜI THÍCH NGHỊCH, TÙNG LUẬN THIÊN
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
QUYẾT ÂM HỮU DƯ
thời mắc bịnh ÂM-TÝ ; bất túc thời mắc bịnh NHIỆT-TÝ. Hoạt (mạch) thời mắc bịnh HỒ-
SÁN, PHONG ; Sắc, thời mắc bịnh THIẾU-PHÚC tích khí.
(1)
(1)_. ðây nói về 6 khí trong hợp với Tạng. Như nói : Quyết-âm, Thiếu-âm, Thái-dương, Thiếu-dương... là nói về 6 khí gây
nên bịnh. Như nói : bì nhục, cân cốt, mạch... ñó là nhân 6 khí lan tới khu vực ngoại hợp của 5 Tạng. Như nói : Tâm, Can, Tỳ,
Phế, Thận... ñó là nhân 6 khí mà lan tới 5 Tạng. Nói « hữu dư » tức là chỉ về những kinh nhiều khí, ít huyết ; nói « bất túc »
tức là chỉ về những kinh ít khí, ít huyết. « Hoạt » là nói : Dương-khí thịnh mà hơi có nhiệt ; « sắc » là nói nhiều huyết ít khí mà
hơi có hàn. « TÝ » là nói về một chứng khí huyết vướng mắc ở khoảng bì, nhục, cân, cốt mà gây nên ñau ; Bịnh về khí gọi là
SÁN, bịnh về huyết gọi là TÍCH. Bởi khí thịnh mà sinh nhiệt, thời thành chứng SÁN-THỐNG ; huyết nhiều mà ñọng rít nên thành
TÍCH. Quyết-âm là một nơi Âm ñã cực. Âm cực thời Dương sẽ sinh, ñược cái khí « hoả hoá » của « trung kiếm » là Thiếu-
dương, cho nên vừa hàn vừa nhiệt. Quyêt-âm chủ về cái khí Phong-Mộc, phát sinh ở mùa Xuân, nên ở thiên này nói ñến
QUYẾT-ÂM trước.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
THIẾU-ÂM HỮU DƯ :
mắc bịnh TÝ, và ẨN CHẨN (mọc nốt như sởi) ; bất túc : mắc chứng PHẾ-TÝ ; Hoạt : thời
mắc bịnh PHẾ-PHONG-SÁN ; Sắc : thời mắc bịnh TÍCH và tiểu ra huyết.
THÁI-ÂM HỮU DƯ :
mắc bịnh NHỤC-TÝ và HÀN-TRUNG ; bất túc thời mắc bịnh TỲ-TÝ ; Hoạt : thời mắc bịnh
TÝ, PHONG-SÁN ; Sắc : thời mắc bịnh TÍCH. Tâm phúc thường mãn.
DƯƠNG-MINH HỮU DƯ :
mắc bịnh MẠCH-TÝ, mình thường nóng. Bất túc : mắc bịnh TÂM-TÝ ; Hoạt : thời mắc
bịnh TÂM-PHONG-SÁN ; Sắc thởi mắc bịnh TÍCH, thỉnh thoảng hay KINH.
THÁI-DƯƠNG HỮU DƯ :
mắc bịnh CỐT-TÝ, mình nặng ; bất túc : mắc bịnh THẬN-TÝ ; Hoạt : thời mắc bịnh
THẬN-PHONG-SÁN ; Sắc thời bịnh TÍCH, thỉnh thoảng mắc chứng ðIÊN.
THIẾU-DƯƠNG HỮU DƯ :
mắc bịnh CÂN-TÝ, Hiếp mãn ; bất túc : mắc bịnh CÂN-TÝ ; Hoạt thời mắc bịnh CÂN-
PHONG-SÁN ; Sắc : thời bịnh TÍCH, thỉnh thoảng gân rút, và ñau mắt.
(1)
(1)_.
ðây nói về TÚC TAM DƯƠNG KINH. Kinh ñó có hư có thực, mà mạch thời có Hàn có Sắc, mà sinh bịnh thời có Hàn
có Nhiệt, có nội có ngoại. – Dương-minh tức là Túc Dương-minh VỴ kinh. VỴ là con của TÂM. Hữu dư thời mắc bịnh MẠCH-TÝ,
vì Tâm chủ về mạch, mà lại ở khu vực bán biểu. Bất túc thời mắc bịnh TÂM-TÝ, vì Tâm chủ về Lý. Nếu mạch Hoạt thời có bịnh
Tâm-phong-sán, tức thuộc về cái tà ngoại cảm. Nếu mạch Sắc thời là bịnh TÍCH, thỉnh thoảng lại phát KINH, tức thuộc về cái tà
Nội thương. Bởi vì cái ñường mạch của Tâm-chủ khởi từ trong Hung ra, liền với TÂM-BÀO, xuống Cách, rồi lạc khắp TAM-TIÊU,
nên mới sinh ra chứng bịnh như vậy.
Thái-Dương, tức Túc THÁI-DƯƠNG BÀNG QUANG kinh, Bàng-quang với Thận làm biểu lý. Hữu dư thời sinh bịnh CỐT-TÝ,
mình nặng ; vì Thận chủ về Cốt ; bất túc thời sinh bịnh THẬN-TÝ, vì Thận ở bên trong. Nếu mạch Hoạt thời là chứng THẬN-
phong-sán, thuộc về cái tà ngoại cảm. Nếu mạch SẮC thời mắc bịnh TÍCH, thỉnh thoảng lại phát ðIÊN : thuộc về cái tà Nội-
thương.
ðỞM với CAN là biểu lý. Hữu dư thời sinh bịnh CÂN-TÝ, vì Can chủ về Gân. Bất túc thời sinh bịnh CAN-TÝ, vì Can ở về bên
trong. Nếu mạch HOẠT thời phát chứng Can-phong-sán, thuộc về cái tà ngoại cảm. Nếu mạch SẮC thời mắc bịnh TÍCH, thỉnh
thoảng gân rút và mắt ñau, thuộc về cái tà nội-thương. Bởi vì mạch của Can ñi qua lên trán, cùng ðỐC MẠCH hội họp ở ñỉnh
ñầu, mà biệt chi thời do Mục-hệ chằng xuống quai hàm.... cho nên mới sinh ra chứng CÂN CẤP và MỤC THỐNG.
_________________________________ KINH VĂN ______________________________________
--. Âý cho nên : khí mùa Xuân ở kinh mạch, khí mùa Hạ ở Tôn-lạc, khí mùa Trưởng-Hạ ở Cơ-nhục ; khí mùa
Thu ở Bì-phu ; khí mùa ðông ở trong Cốt-tuỷ.
--. Xin cho biết nguyên-nhân ra làm sao ?