Nhấp nháy đã có tên lính tất tả chạy vào, quỳ xuống trước bàn tiệc thở
hốc hểnh:
-Khải bẩm… ngoài miền Duyên Hải, bọn giặc biển nổi lên cướp của,
giết người, phá hoại xóm làng…
Đang đồng bàn, một tướng Thanh vội đứng lên, cắt ngang bằng một
tiếng lệnh: “Lui!” rồi nói rõ:
-Vùng biển ấy giáp ranh giữa Việt Nam với Trung Hoa, đang lúc cấp
bách xin tướng Việt tăng viện!
Quân thần An Nam hơi ngơ ngác đôi chút, rồi đưa mắt nhìn nhau đồng
điệu, để cho con óc mỗi người tự nhẩm lại dự định trước lúc đi sứ: “Khi
được diện kiến với Càn Long rồi, dẫu tình huống có bất biến đến mấy, vẫn
tỏ rõ ta là đứa con trung hiếu lưỡng toàn “Phụ xử, tử vong” chứ quyết
không kháng cự! Và nếu có phản kháng cũng chẳng giải quyết được chi
trong lúc này, cho nên Vua Quang Trung vẫn mặc nhiên, tập trung ánh mắt
dồn vào hàng võ tướng của mình như ra lệnh. Bởi đã được sắp xếp từ trước,
Quang Chương hiểu ý, đứng lên, tình nguyện ra đi.
Tiếp nữa, binh lính mai phục ở vòng ngoài mỗi lúc càng siết chặt vòng
vây, một số gươm giáo đã lăm lăm tiến vào Hành cung đợi lệnh, phát hỏa
tấn công sẽ bắt gọn cả phái đoàn sứ bộ. Ấy thế mà, vua Quang Trung đã
từng bách chiến bách thắng của nước Nam, vẫn không nhận ra điều sinh tử
về mình ở hiện tại ư? Một câu hỏi đã đẩy Càn Long dang ra xa, tròn con
mắt tập trung vào Quốc vương An Nam mà như đã thấy hết điều giả chơn
của đôi bên. Trong lòng sôi lên vì giận, hai nắm tay cú chặt vào nhau muốn
bóp nát tên giả trá này ngay tức khắc thì mới hả dạ! Nhưng làm thế có ích
chi? Chỉ có tác dụng ngược lại thôi ư? Hai tay dần rũ xuống, mà nỗi uất hận
cứ trào lên chặn ngang giữa cổ họng, vẫn phải cố nuốt vội, nhanh chóng lấy
lại bình tĩnh, mật lệnh cho lui binh và xem như không có việc gì xảy ra.
Thư thả quay trở lại ngồi vào vị trí ban đầu, vua Càn Long trấn an: