-Công ấy có được là do lòng thành kính của Hòang nhi! (Quay sang
trọng thần của mình, nhà vua nói lớn): Truyền thợ bạc đúc một đồng tiền
vàng bề thế, khắc chữ “đại phúc” tặng Hòang nhi của trẫm làm của truyền
thế; và nữa là truyền họa sĩ vẽ chân dung Hòang nhi của trẫm lưu lại làm kỷ
niệm nghe!
Tướng hòa thân của triều Đại Thanh đứng lên lĩnh hội:
-Thần xin tuân chỉ!
Yến tiệc lại tiếp tục mở ra linh đình huyên náo.
Đâu phải tự quyết chốc thời mà càng nghĩ, vua Càn Long càng cảm
thấy không thể có thái độ nào khác được! Trước mắt, phải làm sao cho
trong mỗi sứ bộ An Nam, nếu có phát hiện ra con bài phản gián cuả ta bất
thành thì cũng cần phải xét lại. Ñể thể hiện tấm lòng giao hòa hữu ái thực
sự với nước đàn em láng giềng, vua Càn Long tỏ ý muốn gả Công chúa cho
Nguyễn Huệ, lưu sứ bộ ở lại đưa đi tham quan đây đó, hậu đãi linh đình cả
tháng, mới ra lệnh tiễn.
Sau khi nghe sứ bộ đi làm công tác thống hiếu với nhà Thanh về trình
tấu, vua Quang Trung cả mừng, nhìn đám quần thần của mình mà sáng lên
ý nghĩ mới “truyền bãi triều!” Nhà vua xuống bệ, mời hai trọng thần đồng
bàn hội kiến:
-Nhân dịp này, ta chớp lấy thời cơ sai sứ sang Trung Hoa hiếu thiệp
tiếp: Trước tiên, xin mở cửa ải Cao Bằng, Laïng Sơn cho nhân dân hai nước
qua lại buôn bán miễn thuế. Tiếp nữa, xin lập nhà hàng ăn uống tại tỉnh
Quảng Tây cho người Nam qua đó sinh nghiệp. Nhưng cơ bản là từng
bước, ta vượt Cao Bằng, Lạng Sơn buộc nhà Thanh phải thõa thuận trả lại
hai tỉnh Mãn Quảng đã mất từ lâu. Các khanh thấy sao?
Hai thần lại nhìn nhau, Ngô Văn Sở đáp: