Lúc cầm những miếng vẩy đen sì như sắt, mọi người cảm thấy nó rất
nặng, thỉnh thoảng còn có một ít lân phiến màu vàng. Cửa miếu được làm
từ xương miệng cá, nên lúc xây xong lại có hình vòm.
Trần Cảnh lệnh cho tộc trưởng trong trấn xẻ thịt cá ra, nhưng có nhiều
người không dám lấy về nhà. Đến khi thấy sắc mặt Trần Cảnh trầm xuống
thì người nào người nấy cũng vội vội vàng vàng lấy một hai cân.
Lòng kính sợ cũng làm cho người ta sinh lòng tín ngưỡng. Mặc dù lúc
trước cá tinh đã dùng cách thức uy hiếp, nhưng suýt nữa đã làm cho Trần
Cảnh được sắc phù Hà Bá của Thiên Đình phải thần tán vị di (1).
Sau khi miếu Hà Bá được xây xong, tộc trưởng liền tổ chức cúng bái,
đem tới không ít gia súc gia cầm, cảnh tượng rất long trọng. Mọi người ở
xung quanh mười dặm cũng tới dự, ít nhất có đến năm sáu trăm người. Tuy
nhiên, lúc cử hành cúng bái thì Trần Cảnh không có ở trong miếu, ở đấy chỉ
có một tượng thần: y phục bằng vải bố, lưng đeo trường kiếm, tay phải cầm
một cây gậy hơi đen. Tượng thần này nhìn chăm chú vào sông Kinh Hà
chảy cuồn cuộn dưới chân núi, mày kiếm mắt sáng, hai mắt tràn đầy uy
nghiêm, dường như ẩn một chút sát khí.
Người tạc tượng thần này đã nhìn thấy cảnh Trần Cảnh giết cá tinh, lúc
đó hắn thấy Trần Cảnh tỏa sát khí dày đặc làm cho người ta sinh lòng kính
sợ, do đó đã để lại ấn tượng rất đậm trong lòng hắn. Thật ra không chỉ có
mình hắn, những người khác cũng có cảm giác như thế.
Động phủ cá tinh ở khúc sông Tú Xuân loan này lại thô lậu, không có
chút mỹ quan, nhưng do được xây dựng ngay trên mắt sông nên linh khí
đậm đặc từ mắt sông chảy vào bên trong rất nhiều. Lúc này Trần Cảnh đang
ngồi ngay sát mắt sông.
Trên đầu hắn xuất hiện một dòng sông, chỉ nhìn qua một lần là có thể
biết dòng sông này chỉ là một đoạn trong con sông dài mà thôi. Hiện giờ,