Lúc qua sông Kinh Hà, Hồng đại hiệp căn bản không cách nào bơi qua
được, dù nó ngự nước cũng không được. Bị tượng thần đè nặng, nó đành
phải lội bùn đất dưới đáy Kinh Hà mà đi, lại mất sức chín trâu hai hổ mới
bò được lên khỏi bờ.
Hồng đại hiệp vốn không phải là một loại dị chủng gì trong trời đất,
phương diện thiên phú cũng rất bình thường, hơn nữa lại vô cùng lười
biếng, được sao hay vậy, cho dù muốn tu hành thì cũng không định tâm tu
hành được. Do đó mà qua nhiều năm, pháp lực của nó vẫn tiến cảnh chậm
chạp như vậy.
Trần Cảnh dùng tượng thần đè nặng nó, là buộc nó phải tu hành.
Bò lên được bờ sông Kinh Hà, Hồng đại hiệp ngừng lại, gắng sức thu
nạp linh lực một lúc rồi mới đi tiếp. Trong cảm giác của nó, đè nặng trên
lưng mình hiện giờ không phải là một pho tượng, mà là một quả núi lớn.
Qua núi, vượt sông, trèo đèo lội suối.
Hồng đại hiệp gần như đi thẳng tắp.
Một lần đi này kéo dài mười tám ngày mới đến được ngọn Hùng Nam,
khoảng cách chỉ mới hai trăm dặm đường. Bản thân Hồng đại hiệp lại
không phát hiện ra tốc độ hiện tại của nó đã nhanh hơn lúc vừa mới bắt đầu
không ít.
Thời gian vừa đúng lúc. Vừa tiến vào ngọn Hùng Nam, một đồng tử đã
xuất hiện dẫn đường. Người này tự xưng là Hoàng Bân. Trần Cảnh dùng
Mê Thiên điệp phá huyễn thì thấy được y là một cây Hoàng Bân khai linh,
trước mắt cũng không phải chân thân mà là linh thể.
Y không nói nhiều lắm, sau khi xuất hiện thì hành lễ, rồi nói mình chính
là đồng tử dẫn đường. Nói xong cũng tự mình đi trước dẫn đường, Hồng