Vậy thì “biết” và “hiểu” khác nhau như thế nào? Khi người ta “biết”
một điều gì, họ nắm được vấn đề đó và có thể là một vài chi tiết khác về
nó. Còn khi “hiểu”, có nghĩa là họ nhận thức rõ những gì đang diễn ra
và nắm được ngọn ngành của vấn đề. Khi hiểu về một quá trình, một
khái niệm hay sự việc nào đó, người ta sẽ biết cách vận dụng kiến thức
ấ
y để hoàn thành mục tiêu của mình. Ngoài ra, hiểu một điều gì đó còn
có nghĩa là có thể áp dụng nó vào thực tế. Đây chính là sự khác biệt
chính giữa biết và hiểu.
Các bạn học sinh sinh viên thường ghi nhớ nội dung và công thức
của bài học mà không thực sự hiểu rõ về chúng. Đó là lý do các bạn
không thể trả lời các câu hỏi trong bài kiểm tra và bài thi khi các câu hỏi
đó được thể hiện ở một dạng khác nhằm kiểm tra khả năng áp dụng
công thức của người học.
Một cách hay để kiểm tra mình có hiểu bài không, đó là áp dụng
kiến thức đã được học. Bạn có thể thực hiện điều này bằng việc trả lời
các câu hỏi kiểm tra, giải các đề thi thử, hay thảo luận sâu hơn với thầy
cô và bạn bè.
Vậy nên lần tới khi bạn nói: “Tôi biết…”, thì hãy tự vấn bản thân
mình: “Mình có thực sự hiểu rõ hay không?” nhé!
Câu chuyện ở tiệm cắt tóc
Một vị khách đang cắt tóc ở tiệm thì có một cậu bé bước vào. Ngay
lập tức, người thợ cắt tóc thầm thì với ông:
- Đây là cậu bé ngốc nhất thế giới đấy. Để tôi cho ông xem nhé!
Anh ta gọi cậu bé tới gần và một tay cầm tờ tiền một đô la, tay kia giữ
hai đồng 25 xu, rồi hỏi cậu bé:
- Này nhóc, cháu thích tờ nào hơn?
Không do dự, cậu bé cầm lấy hai đồng 25 xu rồi đi mất.
- Thấy chứ? Tôi đã nói rồi mà. - Người thợ cắt tóc nói. - Cậu bé này
chẳng học được gì cả. Cậu ta luôn như vậy đấy!
Khi rời khỏi tiệm cắt tóc, vị khách thấy cậu bé vừa bước ra khỏi cửa
hàng bán kem. Ông bước đến gần và hỏi:
- Này chú nhóc, cho ta hỏi cháu một câu nhé? Tại sao cháu không
lấy tờ một đô la mà chỉ lấy 25 xu?
Cậu bé nhìn ông, liếm que kem của mình và mỉm cười lém lỉnh:
- Dạ, là vì khi cháu lấy tờ một đô la cũng là lúc trò chơi kết thúc!
21