* Quy tắc 5: Bạn sẽ biết mình đã học được một bài học khi hành động
của bạn thay đổi.
Nhà văn Norman Cousins đã đúng khi nói rằng: “Con người, về bản chất
là không hoàn hảo.” Hãy thừa nhận việc bạn sẽ mắc phải những sai lầm.
2. Người ta thường nghĩ rằng thất bại là một sự kiện
Khi lớn lên, tôi đã nghĩ rằng thất bại thường ập đến trong một khoảnh
khắc. Ví dụ tiêu biểu nhất tôi có thể liên tưởng tới là khi tôi làm bài kiểm
tra. Nếu nhận điểm kém, nghĩa là tôi đã thất bại. Nhưng mới đây, tôi lại
phát hiện ra rằng thất bại là một quá trình. Nếu bạn làm một bài kiểm tra dở
tệ, không có nghĩa là bạn thất bại tại thời điểm đó. Điểm kém chỉ ra rằng
bạn đã xao lãng suốt cả quá trình chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Năm 1997, tôi đã viết cuốn sách gợi mở một cái nhìn bao quát về thành
công, The Success Journey (tạm dịch: Hành trình thành công). Trong đó,
tôi định nghĩa thành công qua những đặc điểm sau:
* Biết rõ mục tiêu trong cuộc sống;
* Trưởng thành để nắm giữ tiềm năng;
* Gieo mầm giống đem lại lợi ích cho người khác.
Cuốn sách đưa ra luận điểm rằng thành công không phải là đích đến.
Thực chất, đó là một hành trình mà bạn phải trải qua. Thất bại cũng tương
tự như vậy. Đó không phải là nơi bạn tới, cũng không phải là một sự kiện
đơn lẻ. Đó là cách bạn hành xử trong cuộc sống trong một thời gian dài.
Không ai có thể kết luận rằng mình đã thất bại cho đến cuối đời. Thậm chí,
đến lúc đó, con người vẫn đang tiếp tục hành trình của mình.
3. Người ta thường nghĩ rằng thất bại là yếu tố khách quan
Khi bạn mắc sai lầm – chẳng hạn như tính sai vài con số quan trọng, trễ
hạn, phá vỡ thỏa thuận, không quan tâm đến con cái, v.v… − điều gì sẽ xác
nhận rằng hành động đó là một thất bại? Bạn nhìn vào tầm cỡ vấn đề gây ra
hay số tiền mà bạn hoặc cơ quan phải tiêu tốn? Có phải thất bại là mức độ