tăng lên. Nỗi sợ đó càng tồn tại lâu, người đó sẽ càng gặp khó khăn trong
việc phá vỡ vòng luẩn quẩn này.
NỖI SỢ THẤT BẠI CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH VƯƠN LÊN
Sự ngưng trệ, kết quả tất yếu khi ai đó mắc kẹt trong vòng tròn sợ hãi có
nhiều dạng thức khác nhau. Dưới đây là 3 dạng phổ biến nhất mà tôi quan
sát được:
1. Tình trạng tê liệt
Đối với nhiều người, nỗi sợ thất bại khiến họ như tê liệt hoàn toàn. Họ
không còn thử nghiệm bất kỳ điều gì vì chúng đều có thể dẫn tới thất bại.
Tổng thống Harry S. Truman đưa ra quan điểm: “Sự hiểm nguy lớn nhất
mà chúng ta phải đối mặt là sự tê liệt vì những băn khoăn và sợ hãi. Mối
nguy hiểm này xảy ra bởi những người không kiên định và cười nhạo vào
hy vọng. Nó xảy ra bởi những người nhân rộng sự hoài nghi, ngờ vực và cố
gắng làm mù quáng con người, nó triệt tiêu cơ hội để con người làm nên
điều kỳ diệu.” Những người để nỗi sợ hãi làm tê liệt là người từ bỏ mọi hy
vọng để có thể tiến lên phía trước.
2. Sự trì hoãn
Một vài người khác kéo dài hy vọng có thể tiến triển nhưng lại không
bao giờ theo đuổi nó. Người có tính trì hoãn sẽ rất khó để phát triển. Victor
Kiam đã gọi những người đó là kẻ ám sát cơ hội tự nhiên.
Sự trì hoãn đánh cắp thời gian, năng suất làm việc và tiềm năng của con
người. Tổng thống John F. Kenedy đã từng nói: “Có những mối nguy hiểm
và giá phải trả cho một chương trình hành động, nhưng chúng còn ít hơn rất
nhiều so với sự nguy hiểm và cái giá lâu dài phải trả của việc không hành
động.” Sự trì hoãn là cái giá quá cao phải trả cho nỗi sợ hãi trước thất bại.
3. Không có mục đích
Tom Peters, đồng tác giả cuốn sách In Search of Exellence (tạm dịch:
Kiếm tìm sự hoàn hảo) nhấn mạnh rằng không có gì vô dụng hơn một