“Chúng tôi hy vọng rằng Tiến sỹ Langley sẽ không làm tổn hại danh hiệu
nhà khoa học vĩ đại của mình bằng việc tiếp tục lãng phí thời gian và tiền
bạc vào những cuộc thử nghiệm khí cầu nữa.” Và đúng là ông đã không
thực hiện thêm cuộc thử nghiệm nào nữa.
Về sau, Langley cho biết: “Tôi vừa kết thúc một phần việc dường như
mang dấu ấn đặc biệt của cá nhân tôi – việc chứng minh tính thực tế của
một động cơ bay. Trong giai đoạn tiếp theo, việc phát triển thương mại và
đưa ý tưởng này vào thực tiễn, có lẽ nên trông đợi ở những người khác.”
Nói cách khác, Langley đã từ bỏ. Ông đã từ bỏ mục tiêu theo đuổi động cơ
bay suốt mấy chục năm qua mà chưa một lần nhìn thấy chiếc máy bay thử
nghiệm thành công. Chỉ vài ngày sau, Orville và Wilbur Wright, những
người không được đào tạo bài bản, không có tiếng tăm và bất kỳ quỹ tài trợ
nào, đã đưa chiếc máy bay của họ mang tên “Flyer I” bay qua các cồn cát ở
Kitty Hawk, North Carolina.
HAI KHUNG CẢNH
Tác giả J. I. Packer đã chỉ ra rằng: “Một khoảnh khắc chiến thắng tuyệt
vời khiến con người cảm thấy không có gì là khó khăn; một giây phút thất
bại lại khiến con người cảm thấy như mọi thứ đã sụp đổ. Nhưng không có
cảm giác nào là thực tế, cũng không có sự kiện nào đúng với những gì ta
cảm nhận.”
Anh em nhà Wright đã không dừng lại ở thành công của mình. Thành
tựu vô giá vào tháng 12/1903 không khiến họ thỏa mãn. Họ tiếp tục thí
nghiệm và làm việc, cộng đồng cũng công nhận những thành quả đó.
Ngược lại, sau những giây phút thất bại, Langley nghĩ rằng mọi thứ đã kết
thúc. Ông từ bỏ mọi nghiên cứu của mình. Hai năm sau, ông đột quỵ và qua
đời một năm sau đó. Ngày nay, khi ai ai cũng biết đến tên tuổi của anh em
nhà Wright, thì Langley lại chỉ được nhớ tới bởi số ít người quan tâm tới
ngành hàng không.
THẤT BẠI ĐIỀU KHIỂN BẠN BẰNG CẢM XÚC